logo

Thành phần của sinh quyển

Câu trả lời chính xác nhất:

Sinh quyển chính là lớp vỏ sống của trái đất, một hệ thống động vô cùng phức tạp với số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc điểm xác suất. Trong thành phần của sinh quyển có tầng đối lưu của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển, một phần của thạch quyển cho tới các lớp nhiệt độ 100oC. Để hiểu rõ hơn về thành phần của sinh quyển, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Sinh quyển là gì?

Sinh quyển (từ Hy Lạp βίος bíos "sự sống" và σφαῖρα sphaira "quả cầu"), còn được gọi là tầng sinh thái (từ Hy Lạp οἶκος oîkos "phát triển" và σφαῖρα), là tổng số trên toàn thế giới của tất cả các hệ sinh thái. Nó cũng có thể được gọi là khu vực của sự sống trên Trái Đất, một hệ thống khép kín (ngoài hệ mặt trời, bức xạ vũ trụ và nhiệt từ bên trong Trái Đất) và phần lớn tự điều chỉnh.

Sinh quyển còn được định nghĩa cách khác đó chính là một trong số những quyển của lớp vỏ Trái Đất trong đó chứa toàn bộ sinh vật sống mà cấu trúc, thành phần hay cả năng lượng của nó đều được xác định chủ yếu bởi hoạt động của các sinh vật sống này; bao gồm toàn bộ thủy quyển, tầng thấp của khí quyển và phần trên của thạch quyển.

Như vậy, sinh quyển là toàn bộ thế giới sinh vật cùng với các yếu tố của môi trường bao quanh chúng trên trái đất, bao gồm cả các hoạt động của sinh vật đã, đang và sẽ tồn tại trên vỏ trái đất.

>>> Xem thêm: Sinh quyển là gì. Nêu phạm vi, giới hạn của sinh quyển?


2. Thành phần của sinh quyển gồm những gì?

Sinh quyển chính là lớp vỏ sống của trái đất, một hệ thống động vô cùng phức tạp với số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc điểm xác suất. Trong thành phần của sinh quyển có tầng đối lưu của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển, một phần của thạch quyển cho tới các lớp nhiệt độ 100oC.

Trong sự hình thành sinh quyển, có sự tham gia tích cực của các yếu tố bên ngoài như năng lượng mặt trời, sự nâng lên và hạ xuống của vỏ trái đất, các quá trình tạo núi, băng hà v.v... Các cơ chế xác định tính thống nhất và sự toàn vẹn của sinh quyển là sự di truyền và tiến hoá của thế giới sinh vật, vòng tuần hoàn sinh địa hoá của các nguyên tố hoá học, vòng tuần hoàn nước tự nhiên. Sinh quyển tồn tại trên trái đất trong mối cân bằng động với các hệ tự nhiên khác.

>>> Xem thêm: Giới hạn của Sinh quyển bao gồm?


3. Đặc điểm sinh quyển

- Giới hạn phân bổ của sinh vật quyết định đến chiều dày của sinh quyển.

Sinh vật phân bố không đồng đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Nó chỉ tập trung chủ yếu tại những nơi sinh quyển có chiều dày lên đến vài chục mét phía trên và dưới bề mặt đất, nơi có thực vật mọc với mật độ dày.

Chiều dày của sinh quyển dựa trên cách xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của sinh quyển, cụ thể:

+ Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp với tầng ô-dôn của khí quyển (khoảng 22km).

+ Giới hạn phía dưới của sinh quyển xuống dưới đáy của lớp vỏ phong hóa ở lục địa và xuống tận đáy đại dương với độ sâu nhất hơn 11km.

- Thành phần quan trọng nhất của sinh quyển là thực vật.

Các nhà khoa học đã nhận định rằng, CO2 là thành phần chủ yếu của khí quyển khi Trái Đất vừa mới hình thành và khi đó hàm lượng oxy ở mức vô cùng nhỏ.

Thành phần của sinh quyển
Thảm thực vật – Thành phần quan trọng của sinh quyển

Mãi cho đến khi có sự xuất hiện của thực vật, dưới tác dụng của quá trình quanh hợp thì oxy mới được sản sinh giúp bầu khí quyển chứa lượng lớn oxy đủ để cung cấp giúp con người đầy trí tuệ và động vật lớn mới có khả năng tồn tại được trên Trái Đất.

Theo ước tính, trên Trái Đất hiện nay tồn tại khoảng hơn 500.000 loài thực vật; các loài thực vật cùng môi trường sống sẽ được gọi chung là thảm thực vật ví dụ: thảm hoang mạc, thảm cây rừng, thảm đồng cỏ, thảm Đài nguyên, thảm xavan, thảm rừng lá kim,…

- Động vật trong sinh quyển được phân bố rộng rãi.

Theo ước tính, trên Trái Đất tồn tại khoảng 1.5 triệu loài động vật. Dựa theo đặc điểm sinh thái bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau mà động vật được chia thành các nhóm khác nhau: động vật đồng cỏ, động vật hoang mạc, động vật núi cao, động vật rừng hay động vật tài nguyên,…

- Sinh vật trên Trái Đất có tính thích nghi mạnh mẽ.

Các loài sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh và mang những đặc điểm thích nghi mạnh mẽ ví dụ: Sâu dưới địa chất hàng trăm mét, thâm chí cả cây số vẫn tồn tại sự sống của một số loài vi khuẩn, hay là với độ sâu hơn chục km dưới biển một số loài sinh vật phù du bậc thấp có thể sống vẫn có thể diễn ra hoạt động sống tại đây.

Thành phần của sinh quyển

Quá trình sống là quá trình mà sinh vật luôn luôn tạo ra năng lượng hóa học chuyển hóa từ năng lượng Mặt Trời: quá trình xác sinh vật dần tích đọng lượng lớn tạo nên than và dầu mỏ; sinh vật cũng tham gia tích cực đến quá trình phong hóa đá và hình thành đất,…

- Sinh quyển của Trái Đất hình thành nên môi trường sống hiện nay trải qua hàng tỉ năm phát triển.

Sinh quyển được xem là kết quả của quá trình tiếp xúc nhau, thấm vào nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa thủy quyển, khí quyển cùng vỏ Trái Đất. Vì vậy, trong diễn biến lâu dài của sinh quyển phát triển một môi trường sống như hiện nay không thể thiếu được sự tham gia của khí quyển, thủy quyển và vỏ Trái Đất.

Sinh vật trên Trái đất đều có tính thích nghi mạnh mẽ, nhất là vi sinh vật, thích nghi mạnh và sinh sản nhanh. Thăm dò địa chất cho thấy rằng ở dưới sâu hàng trăm mét, thậm chí 1 cây số đều có vi khuẩn. Một số loài cá và sinh vật phù du bậc thấp có thể sống dưới biển ở độ sâu hơn chục km. Quá trình sống là quá trình sinh vật luôn luôn chuyển hóa năng lượng Mặt trời thành năng lượng hóa học. Than và dầu mỏ đều là xác sinh vật diễn biến tích đọng tạo nên. Phong hóa đá, hình thành đất đều không tách rời sự tham gia tích cực của sinh vật.

Sinh quyển của Trái đất đã có hàng tỉ năm phát triển mới hình thành nên một môi trường sống như hiện nay. Trong quá tình diễn biến lâu dài đó, luôn có sự tham gia của khí quyển, thủy quyển và vỏ Trái đất. Do đó, sự hình thành sinh quyển là kết quả tiếp xúc nhau, thấm vào nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa khí quyển, thủy quyển và vỏ Trái đất.

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về thành phần của sinh quyển. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 29/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022