logo

Tế bào có nhiều lizôxôm nhất

icon_facebook

Cấu trúc của lizôxôm: Lizôxôm là bào quan với một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thuỷ phân. Chức năng của lizôxôm: Phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không có khả năng phục hồi và chúng được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào. Vậy để tìm hiểu tế bào có nhiều lizôxôm nhất là tế bào nào?, mời các bạn trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau cùng Top lời giải nhé!


Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lizôxôm nhất là

A. Tế bào cơ.

B. Tế bào hồng cầu.

C. Tế bào bạch cầu.

D. Tế bào thần kinh.

Trả lời:

Đáp án C. Tế bào bạch cầu.

Loại tế bào có chứa nhiều lizôxôm nhất là tế bào bạch cầu.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C:

Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng và chúng được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào.

Tế bào có nhiều lizôxôm nhất

Lizôxôm có vai trò tiêu hủy các tế bào già, mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn,... → có nhiều ở tế bào bạch cầu. 

Vì tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào già, nên cần có nhiều lizôxôm.

Ngoài ra, Lizôxôm có nhiều nhất ở tế bào bạch cầu vì bạch cầu cần nhiều enzim tiêu hóa nội bào trong lizoxom cho hoạt động miễn dịch của chúng.

Vì vậy, loại tế bào có nhiều lizôxôm nhất là tế bào bạch cầu.

=> Chọn đáp án C.

icon-date
Xuất bản : 24/08/2022 - Cập nhật : 06/12/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads