logo

Tại sao tường của nhà hát thường làm gồ ghề?

Câu hỏi: Tại sao tường của nhà hát thường làm gồ ghề?

A. Để đỡ tốn công làm nhẵn.

B. Để tạo cảm giác lạ cho khán giả.

C. Để làm giảm tiếng vang.

D. Vì cả ba nguyên nhân trên.

Lời giải:

Đáp án đúng: C. Để làm giảm tiếng vang.

Trong nhà hát, khán thính giả cần được nghe những âm thanh chuẩn, nên người ta thiết kế những bức tường gồ ghề để hấp thụ âm tốt, giảm tiếng vang.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tiếng vang nhé !


1. Phản xạ âm – Tiếng vang

- Âm thanh khi truyền đi nếu gặp vật chắn có bề mặt cứng, nhẵn thì âm bị dội ngược trở lại, âm đó là âm phản xạ hay gọi là tiếng vang.

Ví dụ: Khi đứng ở trong hang động, nếu nói to thì một lúc sau ta sẽ nghe được tiếng nói của chính mình vọng lại.

- Thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được tiếng vang phải lớn hơn 1/15 giây thì ta mới có thể nghe rõ được tiếng vang.


2. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém

- Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt cứng, nhẵn

Tại sao tường của nhà hát thường làm gồ ghề?

- Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt mềm, xù xì hay gồ ghề. Những vật phản xạ âm kém gọi là những vật hấp thụ âm tốt.

Tại sao tường của nhà hát thường làm gồ ghề? (ảnh 2)

 

Các cách làm mất đi sự ảnh hưởng của phản xạ âm:

- Cách 1: Làm mất âm phản xạ bằng cách dùng vật liệu hấp thụ âm

- Cách 2: Hướng âm phản xạ đi nơi khác bằng cách làm các bề mặt nghiêng

- Cách 3: Bố trí sao cho âm phản xạ đến trước 

Chú ý:

+ Trong các phòng thu, người ta thường làm tường sần và treo rèm nhung để giảm tiếng vang

+ Người ta sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển


3. Bài tập vận dụng

Câu 1: Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát?

Trả lời:

Bạn đêm yên tĩnh, khi đi bộ trong ngõ hẻm giữa 2 bên tường cao thì ngoài tiếng động của bước chân, ta còn nghe được tiếng vang của các âm đó, do có những âm phản xạ từ 2 bên tường đến tai mà ta phân biệt được với âm phát ra. Vì thế ta có cảm giác như có người đi theo, khi ta chạy thì tiếng bước chân dồn dập nên tiếng vang cũng dồn dập. Nếu ta dừng lại thì ko còn nghe tiếng bước chân nên tiếng vang cũng mất.

Tại sao tường của nhà hát thường làm gồ ghề? (ảnh 3)

- Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.

- Dơi còn có thể sử dụng phản xạ của siêu âm để tránh chướng ngại vật khi bay.

Câu 2: Vì sao khi nói trong phòng nhỏ có chứa nhiều đồ ta không nghe thấy tiếng vang?

A. Vì không có âm phản xạ từ tường tới tai ta.

B. Vì âm phản xạ từ tường tới tai ta cùng một lúc với âm phát ra.

C. Vì phòng có nhiều đồ thì khả năng hấp thụ âm cao.

D. Vì cả 3 nguyên nhân trên.

Trong phòng nhỏ, nhiều đồ đạc thì âm phản xạ từ tường và các đồ vật đến tai ta cùng một lúc với âm phát ra nên ta không nghe thấy tiếng vang.

Câu 3: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:

A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.

B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai ta cùng một lúc.

C. Âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ.

D. Âm phản xạ gặp vật cản.

Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. Vậy ta nghe thấy tiếng vang khi âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ.

Câu 4: Tại sao nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ?

Trả lời:

Khi nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), thì âm phản xạ ở mặt nước đến tai ta cùng lúc với âm trực tiếp, nên ta nghe âm thanh rất rõ.

icon-date
Xuất bản : 25/01/2022 - Cập nhật : 26/01/2022