logo

Tại sao từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm?

Cú sốc dầu mỏ năm 1973 xảy ra do ảnh hưởng của cuộc xung đột Arab-Israel. Khi đó, 6 nước Arab thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang các nước hỗ trợ Israel, đặc biệt là Mỹ. Từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973.

Câu hỏi: Tại sao từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm?

A. Do viện trợ cho Tây Âu

B. Do tham vọng bá chủ thế giới

C. Do phong trào đấu tranh trong lòng nước Mĩ

D. Do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973

Trả lời:

Đáp án đúng là:D. Do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973

Từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973.

Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án D

>>>Xem thêm: Nội dung nào phản ánh đúng nhất về diện mạo nền kinh tế Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX?

Tại sao từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm?

Cú sốc dầu mỏ năm 1973 xảy ra do ảnh hưởng của cuộc xung đột Arab-Israel. Khi đó, 6 nước Arab thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang các nước hỗ trợ Israel, đặc biệt là Mỹ. Lệnh cấm này khiến giá dầu tăng gấp 4 lần, đẩy các nền kinh tế phương Tây vào suy thoái và lạm phát cao. Từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973.

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ suy giảm từ những năm 70 của thế kỉ XX la do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.

Từ năm 1973 đến năm 2000, kinh tế Mĩ phát triển xen lẫn khủng hoảng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không còn cao như giai đoạn trước. Đặc trưng phát triển cũng với các cuộc suy thoái ngắn là đặc trưng của nền kinh tế Mĩ.

Sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ phải kí Hiệp định Pari (1973) và rút quân về nước nhưng Mĩ vẫn triển khai chiến lược toàn cầu và chạy đua vũ trang.

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, kinh tế Mĩ bước vào thời kì suy thoái kéo dài đến năm 1982.

Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại nhưng tỉ trọn giảm sút nhiều so với trước.

Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh nhưng vẫn không ngừng tác động vào cuộc khủng hoảng của các nước XHCN ở châu Âu.

Suốt thập kỉ 90, Mĩ trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.

Chính phủ Mĩ đeo đuổi chiến lược cam kết và mở rộng nhưng vẫn tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới với mục tiêu thiết lập một trật tự thế giới đơn cực.

Tuy nhiên đây là giai đoạn quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ được cải thiện, chuyển sang hữu nghị và hợp tác, ngày 11/7/1995, Mĩ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, đến tháng 11/2000, Tổng thống Clintơn đến Hà Nội, đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Mĩ.

icon-date
Xuất bản : 16/08/2022 - Cập nhật : 16/08/2022