Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm do khi tim đập nhanh và mạnh làm đẩy một lượng lớn máu vào động mạch đồng thời tạo một áp lực lớn tác dụng lên thành mạch làm huyết áp tăng. Ngược lại, khi tam đập chậm và yếu đẩy một lượng máu ít hơn vào động mạch, đồng thời tạo một áp lực yếu hơn tác động vào thành mạch làm huyết áp giảm.
Mời các bạn tham khảo thêm kiến thức về huyết áp qua bài viết dưới đây nhé!
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.
>>> Xem thêm: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?
Đơn vị đo huyết áp thường được tính bằng mi-li-mét thủy ngân, viết tắt là mmHg. Milimet thủy ngân được sử dụng trong các máy đo huyết áp chính xác đầu tiên. Hiện nay, nó vẫn được sử dụng làm đơn vị tiêu chuẩn cho áp suất trong y học.
Dù là máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay hay bắp tay, thì cách đọc các chỉ số trên máy thường không khác gì nhau.
- Chỉ số huyết áp ở trên cùng (biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm thu): thường ngang với kí tự SYS.
- Chỉ số huyết áp ở phía dưới (biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm trương): thường ngang với kí tự DIA.
* Khái niệm: Chỉ số huyết áp: là con số đo thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp và khi tim giãn ra.
Cụ thể, có 2 loại chỉ số đo huyết áp mà bạn cần quan tâm:
- Huyết áp tâm thu: là chỉ số huyết áp lớn nhất khi đo (thường nằm ở vị trí phía trên), thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim đang co bóp.
- Huyết áp tâm trương: là chỉ số huyết áp thấp nhất khi đo (thường nằm ở vị trí phía dưới), thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim giãn ra.
Thường chỉ số huyết áp ghi dưới dạng tỉ lệ, nghĩa là tâm thu/tâm trương. Ví dụ: Huyết áp tâm thu đo được là nhỏ hơn 130 và huyết áp tâm trương đo được nhỏ 85, kí hiệu chỉ số huyết áp đo được là 130/85 mmHg (chẳng hạn) thuộc chỉ số huyết áp bình thường
Huyết áp tâm thu khi được giữ bình ổn là phản ánh thể tích tuần hoàn trong cơ thể được lưu thông ổn định, máu đều đặn được tim bơm đến cung cấp cho các cơ quan. Trong trường hợp huyết áp tâm thu đột ngột tăng cao hay hạ thấp bất thường đều khiến cho cơ thể khó chịu và đôi khi dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm.
- Đối với tăng huyết áp tâm thu đột ngột, người bệnh sẽ thấy đau đầu dữ dội, mỏi vai gáy, tim đập nhanh, nặng ngực, khó thở, mắt mờ... Khi đo huyết áp sẽ thấy chỉ số huyết áp tâm thu lên nhanh, có thể lên 200 mmHg hoặc hơn. Nếu không được can thiệp kịp thời, huyết áp tâm thu quá cao có thể làm tổn thương mạch máu trên não gây đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu nuôi tim gây nhồi máu cơ tim hay suy hô hấp do phù phổi, suy thận cấp, vỡ bóc tách động mạch chủ và dễ dẫn đến tử vong.
Sự tăng hay giảm của chỉ số huyết áp đều nguy hiểm đến tim mạch và não bộ
- Đối với huyết áp tâm thu hạ thấp đột ngột, bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, nặng hơn có thể là lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu và mất ý thức. Điều này là do huyết áp tâm thu giảm đột ngột làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu não và chết não, nguy hiểm đến tính mạng.