logo

Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây trồng? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất: 

Ta phải xây dựng vườn ươm vì:

- Xây dựng vườn ươm để chăm sóc khi cây còn non yếu cho đỡ thất thoát giống cây trồng do sâu bệnh, và tạo cho giống cây trồng có một sức khỏe đề kháng với môi trường thực địa. Vì nếu không ươm cây chu đáo cây sẽ còi cọc khi trồng ra dễ chết, phát triển trưởng thành rất chậm.

- Trong vườn ươm giống ta có thể kiểm soát được những cây mạnh, cây yếu, cây lại gien, cây thoái hóa, cây đực để loại bỏ sớm và dặm sớm. Khi trồng ra vườn cây sẽ phát triển đều, đạt năng suất trên một diện tích và đỡ tốn công chăm sóc.

Các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm:

- Yêu cầu ngoại cảnh làm vườn ươm phải vệ sinh từ nước tưới sạch, đất ươm phải tiệt trùng, tơi xốp, đủ dinh dưỡng không để khô hay úng. Bên trên phải làm kính nhựa để tránh mưa lớn và mưa axít làm tiêu cây giống, xung quanh vây lưới tránh côn trùng, mầm bệnh. Trên mái phải cao thoáng tạo nhiều khe hở gối lên nhau cho đỡ hầm nóng, xung quanh thoáng đãng cho không khi hút vào. Khi tưới cây phải tưới hạt nước mịn cho êm đừng tưới dạng hạt lớn, dòng làm cây tung đất trật rễ, cây có thể chết khó phục hồi

- Nên chọn vườn ươm gần vườn trồng để thuận lợi cho vận chuyển cây không bị hỏng.

Mời các bạn tìm hiểu thêm về các phương pháp nhân giống cây ăn quả qua bài viết dưới đây nhé!


1. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả

Để có điều kiện chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt và sản xuất ra số lượng cây giống nhiều với chất lượng cao, phải xây dựng vườn ươm theo những yêu cầu kĩ thuật sau:

a. Chọn địa điểm

a) Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển

b) Gần nguồn nước tươi.

c) Đất vườn ươm phải thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dày 30 -40cm, độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới trung bình, độ chua tùy theo từng loại cây.

Ví dụ: Đối với cam, quýt, độ pH từ 6 – 6,5; dưa từ 5 – 5,5.

b. Thiết kế vườn ươm

- Lựa chọn vị trí, độ cao của vườn ươm cây cảnh

Có thể nhiều người không biết hoặc không để ý rằng việc vị trí trồng cây cũng ảnh hưởng nhiều tới sự sinh trưởng của cây. Nếu đem các giống cây thích hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ, độ cao trên 700m xuống những nơi có vị trí thấp thì cây cũng sẽ phát triển nhưng nó sẽ không thể tốt bằng nơi thích hợp cho nó.

- Lựa chọn vị trí thiết kế vườn ươm cây giống

Điều tối kị đối với vườn ươm đó là vấn đề ngập úng. Cho nên khi lựa chọn và thiết kế vị trí ươm cây cần phải chọn những nơi cao ráo, có khả năng thoát nước tốt.

– Chọn những nơi có gió nhẹ, không khí lưu thông tốt. Điều này còn giúp hạn chế sự phát triển của các loại sâu bệnh: nấm, vi khuẩn,…

– Vị trí có ánh sáng chiếu tới toàn bộ khu vườn.

– Nếu Vườn ươm không đạt yêu cầu về thông thoáng thì phải sử dụng quạt gió.


2. Phương pháp nhân giống cây ăn quả

a. Phương pháp nhân giống hữu tính

Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây trồng? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?

Khái niệm: Nhân giống bằng phương pháp hữu tính là quá trình tạo cây con. Từ hạt, thuộc phương pháp nhân giống cổ truyền, hạt được hình thành. Do kết quả thụ tinh của tế bào hạt phấn với tế bào noãn. Từ hạt sẽ mọc ra một cây mới mang đặc tính di truyền của cả cây bố và cây mẹ. Hoặc nghiêng hẳn về phía cây bố hoặc mẹ. Hạt được hình thành do quá trình tự hoa thụ phấn (hoa lưỡng tính. Và có khả năng cách ly) có nhiều khả năng duy trì các đặc tính tính trạng của cây mẹ hơn.

* Ưu điểm

– Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.

– Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.

– Hệ số nhân giống cao.

– Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.

– Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.

* Nhược điểm

– Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.

– Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.

– Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao. Gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm. Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt. Chỉ được sử dụng trong một số trường hợp:

– Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

– Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn.

– Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.

>>> Xem thêm: Tiêu chí của giống cây trồng tốt


3. Phương pháp nhân giống vô tính:

Bao gồm các phương pháp chiết cành, giâm cành, ghép.

a) Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. Bằng nhiều bước kĩ thuật người ta làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới

- Chiết cành rất thuận tiện sử dụng cho các trường hợp nhân giống cây trồng mà hạt của cây quá cứng hoặc thời gian sinh trưởng từ cây con đến trưởng thành quá dài. Vì vậy chiết cành giúp giảm thời gian cho đến khi cây trưởng thành.

- Cây con từ phương pháp chiết sẽ giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ (màu sắc, hương vị hoa, quả...). Từ đó con người chọn lựa những tính trạng tốt của cây để nhân giống đại trà.

b) Giâm cành là từ 1 đoạn cành, cắt rời khỏi thân mẹ, đẻm giâm vào đất ẩm, sau 1 thời gian từ cành giâm hình thành rễ.

Ví dụ: hoa giấy, rau muống, khoai lang, rau ngót, tiêu, cà phê,chè, nho…

Ưu điểm:

– Có thể nhân giống nhanh chóng với số lượng lớn.

– Chi phí thấp.

– Cây con giữ nguyên đặc tính của cây bố mẹ.

– Cây con có thời gian ra hoa kết trái sớm.

* Nhược điểm:

– Tỉ lệ sống thấp hơn so với những phương pháp khác. Thường từ 70-99% đối với những người đã nắm vững kỹ thuật.

– Cây được tạo ra bằng phương pháp giâm cành không được khỏe mạnh, chắc gốc như cây gieo hạt.

– Tuổi thọ của cây không cao như cây gieo hạt.

– Phải kiểm soát tốt đồng thời 4 yếu tố: Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và hoocmon NAA (Loại hoocmon kích thích ra rễ).

Các yếu tố nội tại của cành giâm:

- Các giống cây

+ Giống cây dễ ra rễ: Dâu tây, nho, dưa leo

+ Giống cây khó ra rễ: Vải, xoài, táo, nhãn

- Chất lượng cành giâm

+ Cành phải có độ lớn, chiều dài, số lá thích hợp.

+ Cành phải lấy trên cây mẹ tốt, giữa tầng tán, chiều dài từ 10-15cm, ở trạng thái bánh tẻ, đường kính 0,5cm, có 2-4 lá

c) Ghép là phương pháp gắn một đoạn cành (hoặc cành) hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ để tạo nên một cây mới.

Để ghép đạt kết quả, cần làm tốt các việc sau:

- Chọn cành ghép, mắt ghép ở trên cây mẹ có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt. Mắt ghép được lấy trên cành có đường kính 4 – 10mm, ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng, có từ 4 – 6 tháng tuổi.

- Chọn cây gốc ghép được ghiep từ hạt của các cây cùng họ với cành ghép, là giống địa phương có ưu điểm: khả năng thích ứng cao, bộ rễ khoẻ, chống sâu, bệnh tốt.

Ví dụ: Dùng gốc bưởi chua để ghép cam hoặc quýt, gốc khế chua để ghép khế ngọt.

Có hai cách ghép: ghép cành và ghép mắt.

- Ghép cành: là cách ghép được áp dụng cho các loại cây ăn quả khó lấy mắt (gỗ cứng, vỏ mỏng, giòn và khó bóc…). Có nhiều kiểu ghép cành khác nhau: ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.

Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây trồng? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?

Ghép mắt: là cách ghép rất phổ biến cho nhiều loại cây ăn quả. Có nhiều cách ghép khác nhau như ghép cửa sổ, chũ T, mắt nhỏ có gỗ…

Để đạt kết quả tốt, phải làm tốt các việc sau:

- Dùng dao ghép vạch trên vỏ thân gốc ghép hai đường dọc song song. Rạch ngay phía dưới một đường vuông góc 2 đường trên, bóc vỏ thành mảnh dài, phía trên miếng vỏ còn dính vào gốc ghép.

- Bóc một miếng vỏ trên cành ghép có mầm ngủ ở giữa rồi cắt mắt ghép theo kích thước miệng ghép đã mở.

- Đặt mắt ghép vào vị trí bóc vỏ ở gốc ghép. Cắt cạnh dưới của mảnh vỏ còn để thừa một chút cho phủ kín mép trên của mắt ghép. Buộc dây ni lông cho chặt.

Sau 10 – 15 ngày, mở dây buộc. Sau khi mở dây buộc 7 ngày, tiến hành cắt ngọn cây gốc ghép cách mắt ghép 2 cm, nghiêng góc 450 về phía ngược chiều mắt ghép.

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 26/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads