logo

Tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á

Câu hỏi: Tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á

Trả lời:

Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á là bởi vì Nhật Bản sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.

Hãy cùng Toploigiải tìm hiểu tổng quản về đất nước Nhật Bản nhé!

           

Tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á

1. Vị trí địa lý

- Đất nước Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á, là một quần đáo hình cánh cung với tổng diện tích 378.000 km2 và đường bờ biển dài 37.000 km. Địa hình tự nhiên của quốc gia này chủ yếu là đồi núi chiếm khoảng 73% diện tích. Ngọn núi cao nhất tại Nhật cũng chính là biểu tượng của quốc gia này là Phú Sĩ với độ cao gần 3.800m.

- Nước Nhật gồm có 4 hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Bên cạnh các hòn đảo chính thì có rất nhiều các nhóm đảo xung quanh khác. Do địa hình tự nhiên của Nhật ít bằng phẳng nên khó để canh tác, phát triển các đô thị.


2. Điều kiện tự nhiên và xã hội

- Tại Nhật có nhiều biển, thác nước, suối, sông, hồ khác nhau. Một trong những đặc trưng của Nhật đó chính là suối nước nóng. Hàng năm các loại suối nước nóng của Nhật thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch trong và ngoài nước. Ở Nhật Bản, có nhiều đồng bằng được hình thành do sự tích tụ của đất và cát do các con sông mang lại, nhưng diện tích nhỏ.

- Về khí hậu, Nhật Bản có khí hậu ôn hòa. Sự khác biệt của khí hậu sẽ thay đổi từ từ Bắc xuống Nam. Ở mỗi vùng sẽ có khí hậu khác nhau. Điều kiện tự nhiên góp phần không nhỏ đến sự phát triển đa dạng hình thái du lịch trong nước. Dựa vào khí hậu đặc trưng, điều kiện tự nhiên đã góp phần hình thành nên các nét đẹp chỉ có ở đất nước Nhật Bản.

- Tính đến thời điểm hiện tại, số dân của Nhật là khoảng 130 triệu người ở Nhật Bản, 50% dân số tập trung ở đồng bằng , chiếm khoảng 14% diện tích cả nước. Ngoài ra, chưa đến 50% dân số Nhật Bản tập trung ở các khu vực (ba khu vực đô thị lớn) với trung tâm là Tokyo, Osaka và Nagoya. Trình độ dân trí Nhật thuộc Top đầu châu Á và trên thế giới.


3. Nhật Bản – siêu cường quốc kinh tế được thế giới ngưỡng mộ

- Với “tinh thần nước Nhật” và sự đồng lòng của toàn thể nhân dân “xứ Phù Tang”, khoảng 20 năm sau chiến tranh (1951-1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản.

- Từ một đống đổ nát sau chiến tranh, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trong thế giới tư bản sau Mỹ. Cụ thể:

a. Tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh

- Từ 1952- 1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản ở mức cao nhất trong các nước tư bản. So với thời điểm năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp và CHLB Đức.

- Tốc độ phát triển công nghiệp thời kỳ 1950-1960 là 15,9%; từ 1960-1969 là 13,5%. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969.

b. Các ngành công nghiệp phát triển và đẩy mạnh

- Những ngành công nghiệp then chốt đã tăng lên với nhịp độ nhanh. Mặc dù Nhật hầu như không có mỏ dầu, xong lại đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô. Riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô; công nghiệp sản xuất thép năm 1950 là 4,8 triệu tấn, đến năm 1973 là 117 triệu tấn.

- Năm 1960, ngành công nghiệp ô tô của Nhật đứng hàng thứ 6 trong thế giới tư bản và đến năm 1967 vươn lên hàng thứ 2 sau Mỹ.

- Công nghiệp đóng tàu đến những năm 1970 chiếm 50% tổng số tàu biển và có sáu trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản.

- Sự phát triển nhanh của  một số ngành kinh tế lớn đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản nông-lâm-ngư nghiệp giảm đi đáng kể. Thay vào đó là sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp, dịch vụ.

- Hiện nay, Nhật Bản đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu châu Á và thế giới, được ví như “con rồng châu Á”. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế, Nhật đã và đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động từ nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường chủ lực.


4. Yếu tố giúp Nhật Bản trở thành siêu cường quốc kinh tế.

a. Phát huy vai trò của nhân tố con người

- Sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản phải để đến yếu tố đầu tiên là con người. Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau thế chiến thứ hai, Nhật đã phổ cập hệ giáo dục 9 năm. Trên cơ sở đó, người Nhật chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới.

- Thêm đó, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước.

- Các nhà quản lý kinh doanh cũng được đánh giá là những người nhạy bén, biết nắm bắt thị trường và đổi mới phương pháp kinh doanh, đem đến những thắng lợi của công ty Nhật trên trường quốc tế.

b. Duy trì mức tích lũy và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

- “Đất nước mặt trời mọc” được coi là nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong những nước tư bản phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của giai đoạn 1052-1973 khoảng 30-35% thu nhập quốc dân.

- Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao. Đây là một trong những nhân tố quyết định, đảm bảo cho nền kinh tế Nhật phát triển với tốc độ cao.

- Về sử dụng vốn, Nhật cũng là một nước sử dụng vốn táo bạo và có hiệu quả. Tại Nhật Bản, nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay đến 95% tổng số vốn. Biện pháp có phần mạo hiểm này tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh.

c. Định hướng phát triển lãnh đạo của chính phủ.

- Suy cho cùng, điều gì làm nên sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản như ngày hôm nay? Đó chính là định hướng phát triển của đội ngũ lãnh đạo Chính phủ - những đóng vai trò dẫn dắt Nhật Bản từ một nước kém phát triển trở thành quốc gia hùng cường về kinh tế khiến cả thế giới, đặc biệt là phương Tây phải ngả mũ cúi đầu như ngày hôm nay.

icon-date
Xuất bản : 08/07/2021 - Cập nhật : 08/07/2021