Câu hỏi: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ (xem Bảng 11.1). Tìm cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.
Lời giải:
Dựa trên các điều kiện về phương tiện giao thông, loại đường phương tiện giao thông tham gia, điều kiện thời tiết khi đang tham gia giao thông sẽ có quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện giao thông tương ứng với các tốc độ khác nhau để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phan, tránh và chạm gây tai nạn.
Dựa trên kiến thức bài học trong chương trình KHTN 7, việc giữ an toàn được giải thích như sau
Từ công thức tính tốc độ:
v= s/t
=> Công thức tính thời gian: t= s/v
Khi quãng đường s không đổi, từ biểu thức tính thời gian ta có t tỉ lệ nghịch với v, v càng lớn thì t càng nhỏ
=> Tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.
Từ bảng 11.1 chúng ta thấy thời gian tối đa để xử lý tránh va chạm
Tốc độ lưu hành (km/h) | Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) | Thời gian tối đa để xử lý tránh va chạm (giây) |
V= 60 | 35 | 2,1 |
60 < V ≤ 80 | 55 | 2,475 |
80 < V ≤ 100 | 70 | 2,52 |
100 < V ≤ 120 | 100 | 3 |
- Giả sử trường hợp xe đang đi vận tốc 120km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m thì chỉ có đúng 3 giây để xử lý, nếu khoảng cách đó là 30 mét thì còn đúng 1 giây thì không đủ để xử lý.