Câu hỏi: Tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định? Cho ví dụ.
Lời giải:
Virus là một trong những tác nhân nhiễm trùng có kích thước rất nhỏ (đường kính từ 20-300mm), cấu tạo đơn giản nhưng khả năng gây bệnh cho con người cực kỳ nhanh chóng. Virus có đặc tính cơ bản của một sinh vật nhưng chúng không có cấu tạo tế bào, không có khả năng tự sinh sản và không có quá trình trao đổi chất.
Tất cả các virus đều có cấu trúc chung gồm : lõi acid nucleic, vỏ protein (cấu trúc cơ bản). Ngoài ra một số virus có thêm một số cấu trúc riêng (cấu trúc không cơ bản). Lõi của virus hay genome virus chỉ chứa một trong hai acid nucleic: ADN hoặc ARN.
- Muốn xâm nhập được vào tế bào chủ thì virus phải có thụ thể tương thích với thụ thể của tế bào nên mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định.
- Ví dụ: Virus HIV chỉ xâm nhập được vào tế bào lympho T ở người, virus gây bệnh khảm thuốc lá chỉ gây bệnh khảm trên cây thuốc lá,…