logo

Tại sao lạc đà lại có bướu?


Tại sao lạc đà lại có bướu?

     Lạc đà được ban cho cái danh hiệu là “con tàu đi trong sa mạc”. Có nhiều lí do khiến người ta tặng cho nó cái mỹ hiệu đó. Chẳng khác nào một con tàu được kiến tạo như thế nào đó để đủ sức đương đầu với sóng gió bão tố trên đại dương, con lạc đà cũng được “chuẩn bị” như vậy để sống, để đi lại xuyên sa mạc mà vẫn sống sót.

Tại sao lạc đà lại có bướu?

     Ở một nơi khắc nghiệt, nơi mà hầu hết những sinh vật khác sẽ chết vì thiếu lương thực và nước uống cho chính bản thân. Vài ngày trước khi cuộc hành trình đường dài khởi phát thì lạc đà không phải làm một việc gì khác là ngoài việc ăn và uống. Nó được ăn nhiều và chế biến lương thực thành đồ ăn dự trữ nhanh đến nỗi chỉ trong vài ngay đó là cái bướu xẹp lép trên lưng đã trở thành một bọc mỡ có trọng lượng khoảng 50 kg. Cái bướu đó chính là kho lương thực dự trữ mà lạc đà sử dụng trong cuộc hành trình mà không cần ăn uống gì thêm. Bao tử lạc đà cũng được cấu tạo một cách đặc biệt: ở thành bao tử có những cái túi dẹt nho nhỏ. Những cái túi này là nơi dự trữ nước, với dự trữ lương thực và nước uống như vậy, lạc đà có thể đi nhiều ngày xuyên sa mạc mà không cần ăn uống gì là phải rồi. Nó chỉ việc rút mỡ từ cái bướu ra là đủ.Đến cuối cuộc hành trình dài, cái bướu căng phồng chắc nịch trước khi ra đi nay đã xẹp thành một cái bao da bèo nhèo. Lúc đó, lạc đà phải được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để lấy lại sức.

     Bạn biết không, lạc đà đã là người “đầy tớ” giúp việc cho loài người rất đắc lực mà lại chẳng đòi chăm nom, săn sóc gì nhiều, nhất là chẳng đòi ăn ngon, ăn uống liền liền. Người Ai Cập đã biết khai thác những tính năng quý báu của lạc đà ít ra cũng từ hơn 3000 năm trước đây.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 25/05/2023