logo

Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra?

Câu hỏi: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra?

Trả lời: 

Khi rót nước nóng ra khỏi phích nước thì không khí ở ngoài tràn vào phích gặp nước nóng, không khí nở ra nên đẩy nút bật ra.

Để tránh hiện tượng này thì khi ta rót nước xong thì để 1 lát rồi mới đậy lại lúc đó không khí lạnh tràn vào gặp nóng nở ra bay lên bớt thì đậy nút không bị bật ra nữa.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt các em nhé!


I. Lý thuyết sự nở vì nhiệt

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

- Băng kép khi bị đốt nóng  hoặc làm lạnh đều cong lại.

- Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng - ngắt tự động mạch điện.

Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra?

II. Bài tập củng cố 


A. Bài tập trắc nghiệm  

Câu 1: Lí do chủ yếu nào khi lợp nhà bằng tôn, nguười ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?

A. Để tiết kiệm đinh 

B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ 

C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt 

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 2: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản 

A. Có thể gây ra những lực rất lớn 

B. Có thể gây ra những lực rất nhỏ 

C. Không gây ra lực

D. Cả 3 kết luận trên đều sai 

Câu 3: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.

B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.

C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.

D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.

Câu 4: Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép?

A. Băng kép được cấu tạo từ hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.

B. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng.

C. Băng kép được cấu tạo từ một thanh nhôm và một thanh đồng.

D. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh nhôm.

Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng

A. làm cốt cho các trụ bê tông

B. làm giá đỡ

C. trong việc đóng ngắt mạch điện

D. làm các dây điện thoại

Câu 6: Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào?

A. Cong về phía sắt

B. Cong về phía đồng

C. Không bị cong

D. Cả A, B và C đều sai


B. Bài tập tự luận

1. Có hiện tượng gì xảy ra đối với thanh thép khi nó nóng lên?

Khi nóng lên thanh thép nở dài ra làm chốt ngang bị gãy.

2. Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?

Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép.

3. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao?

Khi hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh thép vì đồng nớ dái vì nhiệt nhiều hơn thép.

4. Băng kép đang thẳng. Nếu làm cho lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có, thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh đồng vì dồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

5. Tại sao bàn là điện lại tự động tắt khi đã đủ nóng?

Thanh đồng của băng kép ở thiết bị đóng ngắt của bàn là này ở phía trên hay dưới?

Khi nhiệt độ của bàn là đủ nóng cũng là lúc băng kép bị uốn cong (do dãn nở vì nhiệt không dều của hai kim loại làm băng kép) làm diểm tiếp xúc bị tách ra cắt dòng điện vào bàn là.

+ Trong băng kép thanh dồng nằm phía dưới để khi đủ nóng băng kép cong lên giúp chốt làm hở mạch điện.

icon-date
Xuất bản : 09/01/2022 - Cập nhật : 11/01/2022