logo

Tại sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được?

Câu hỏi: Tại sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được?

 A. Vì hai tấm sụn hóa xương nhanh nên không dài ra được

 B. Vì xương không dài ra được

 C. Vì thiếu chất xương tạo xương mỏi

 D. Vì hai tấm sụn tăng trưởng ở gần hai đầu xương hóa xương hết nên xương không dài ra được

Trả lời:

Đáp án đúng:  D. Vì hai tấm sụn tăng trưởng ở gần hai đầu xương hóa xương hết nên xương không dài ra được

Giải thích: 

Khi còn bé (xương đang phát triển) phải thường xuyên gánh nặng làm cho sụn nhanh chóng bị hóa xương và sau này sẽ cao rất chậm hoặc ko thể cao thêm được nữa.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về cấu tạo và tính chất của xương nhé!


1. Cấu tạo của xương

a. Cấu tạo của xương dài

 * Cấu tạo 1 xương dài gồm có:

- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.

- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có:

màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương

+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).

* Chức năng của xương dài

Các phần của xương 

Cấu tạo 

Chức năng

Đầu xương 

- Sụn bọc đầu xương

- Mô xương xốp gồm các nan xương

- Giảm ma sát trong khớp xương

- Phân tán lực tác động

- Tạo các ô chứa tủy đỏ

Thân xương 

- Màng xương

- Mô xương cứng

- Khoang xương

- Giúp xương phát triển to bề ngang

- Chịu lực, đảm bảo vững chắc

- Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.

b. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

-  Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.

- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.

Tại sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được?

2. Sự to ra và dài ra của xương

  Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.

+ Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm

+ Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. 

Ngoài yếu tố di truyền, sự phát triển của xương phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện khác:

- Chế độ dinh dưỡng. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu Canxi, Phố́t pho, Vitamin D, khoáng…lâu ngày có thể sẽ mắc bệnh còi xương.

- Chế độ lao động, TDTT. Lao động đúng mức, tập luyện TDTT đúng cách, giúp xương phát triển, mấu xương to ra là chỗ bám vững chắc cho cơ; mô xương chắc sẽ dày lên, dài ra, các hốc xương cũng được phát triển rộng ra. Sự tập luyện TDTT và dinh dưỡng đúng mức từ nhỏ có thể làm sự cốt hóa nhanh và phát triển chiều cao vượt mức. Lao động quá mức từ nhỏ, làm quá trình cốt hóa nhanh, sự phát triển của xương kết thúc nhanh, trẻ không lớn lên được.


3. Thành phần hóa học và tính chất sinh lí của xương

Trong xương có 2 thành phần chủ yếu:

- Thành phần hữu cơ: chiếm 30% gồm prôtêin, lipit, mucopolysaccarit.

- Chất vô cơ: chiếm 70% gồm nước và muối khoáng, chủ yếu là CaCO3, Ca3(PO4)2. Các thành phần hữu cơ và vô cơ liên kết phụ thuộc lẫn nhau đảm bảo cho xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc. Nhờ đó xương có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể. Xương người lớn chịu được áp lực 15kg/mm2, gấp khoảng 30 lần so với gạch, hoặc tương đương với độ cứng của bê tông cốt sắt.

Tỉ lệ các thành phần hóa học của xương ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Tỉ lệ đó phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác, bệnh lý. Cơ thể càng non, chất hữu cơ trong xương càng nhiều nên xương trẻ em mềm dẻo hơn. Khi về già, tỉ lệ vô cơ tăng dần lên nên xương dòn, dễ gãy.

Nếu thiếu sinh tố D và phốt pho thì xương không có khả năng giữ được muối Canxi, làm xương mềm, dễ biến dạng. Trường hợp thức ăn thiếu Canxi, thì cơ thể tạm thời huy động Canxi từ xương.

icon-date
Xuất bản : 24/12/2021 - Cập nhật : 03/05/2024