logo

Tại sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức?

Gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức vì dầu không thể tự đi bôi trơn các bề mặt ma sát được mà cần phải có bơm dầu để đưa dầu từ các te đến các bề mặt ma sát.


Câu hỏi: Tại sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức?

Trả lời:

Vì: Dầu không thể tự đi bôi trơn các bề mặt ma sát được mà cần phải có bơm dầu để đưa dầu từ các te đến các bề mặt masat


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


I. Nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn

1. Nhiệm vụ

Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cho các chi tiết.

Tác dụng của dầu bôi trơn:

- Làm giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành.

- Làm mát các chi tiết máy khi vận hành

- Làm sạch các chi tiết máy.

- Làm kín các kẽ hở dầu đi qua (làm kín khe hở giữa pittong và xilanh)

- Bảo đảm máy móc đỡ bị han gỉ

Xem thêm:

>>> Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì?

2. Phân loại

Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:

- Bôi trơn bằng vung té.

- Bôi trơn cưỡng bức.

- Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.


II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

1. Cấu tạo

Tại sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức?

- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.

2. Nguyên lý làm việc

Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte

Trường hợp nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte

Trường hợp áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép: Van an toàn sẽ mở để cho một phần dầu chảy về phía trước bơm

3. Ưu điểm – nhược điểm của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

Nhắc đến ưu điểm của hệ thống này chúng ta cần phải nghĩ ngay đến sự điều chỉnh tối ưu của lượng dầu, có hiệu quả bôi trơn tốt, tẩy rửa sạch được bề mặt ma sát. Nó có thể sử dụng ở những động cơ có cấu tạo đặc biệt và có dầu đặt ở thùng khác như động cơ đặt ngang có piston đối nhau hoặc đặt ngược.

Tuy nhiên, khuyết điểm của hệ thống bôi trơn cưỡng bức là cấu tạo phức tạp và khó hình dung nếu bạn không có chuyên môn về lĩnh vực này.


III. Bài tập

Câu 1: Hãy nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và kể tên các loại hệ thống bôi trơn.

Trả lời:

- Nhiệm vụ: Đưa dầu đến bôi trơn các bề mặt ma sát của chi tiết để động cơ làm việc bình thường, đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết.

- Phân loại:

+ Bôi trơn vung té.

+ Bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn vào nhiên liệu.

+ Bôi trơn cưỡng bức.

Câu 2: Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên khi động cơ làm việc.

Trả lời:

Nguyên nhân dầu bôi trơn nóng là do:

Các chi tiết của động cơ hoạt động ma sát với nhau sinh ra nhiệt, dầu bôi trơn có 2 tác dụng là làm bôi trơn bề mặt giảm ma sát và làm mát chi tiết.

Trong quá trình bôi trơn piston, các chi tiết khác gần buồng đốt của động cơ dầu bôi trơn thu nhiệt từ buồng đốt toả ra do đó hầu hết các động cơ công suất lớn và hoạt động liên tục đều cần phải có hệ thống làm mát dầu bôi trơn

Câu 3: Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường.

Trả lời:

Tại sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức? (ảnh 2)

- Dầu từ cacte đầu qua bầu lọc và van đến đường dầu chính rồi theo các đường đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ sau đó trở về cacte.

- Nếu áp suất dầu trên đường quá cao, van sẽ mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm.

- Nếu nhiệt độ dầu quá cao, van sẽ đóng lại để dầu đi qua két làm mát trước khi được chảy vào đường dầu chính.

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 16/05/2022