Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Tại sao chính quyền la mã lại soạn bộ luật mười hai bảng?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
A. Vì giới quý tộc yêu cầu
B. Vì giới công thương yêu cầu
C. Vì giới bình dân yêu cầu
D. Vì các nhà quân sự yêu cầu
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Vì giới bình dân yêu cầu
Giới bình dân yêu cầu chính quyền la mã soạn bộ luật mười hai bảng
Cùng Top lời giải tìm hiểu về Luật 12 bảng của người La Mã xưa các em nhé!
Luật 12 bảng (Lex duodecim tabularum) ra đời ở thời kỳ đầu của nền cộng hoà La Mã (hay còn gọi là sơ kỳ của nền cộng hòa). Bộ luật này được khắc trên 12 bảng đồng đặt ở quảng trường La Mã, nên Bộ luật này được gọi tắt là "Luật 12 bảng".
Do phong trào đấu tranh của bình dân và chủ nô công thương chống lại sự vận dụng tuỳ tiện tập quán trong tư pháp vì lợi ích riêng, năm 450 TCN, sau một năm làm việc, Uỷ ban biên soạn pháp luật gồm 5 quí tộc và 5 bình dân đã soạn Bộ luật này. Ủy ban đã thống nhất: ”Một đạo luật được ban hành thì phải được áp dụng chung với tất cả mọi người, chứ không phải một cá nhân cụ thể nào”. Đây là tư tưởng tiến bộ về sự bình đẳng pháp luật (aequum ius) từ các tác giả của Luật 12 bảng.
Nghiên cứu luật 12 bảng, chúng ta sẽ phần nào hiểu được đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người La Mã cổ đại. Hình thức và nội dung của bản pháp điển hóa này có ảnh hưởng từ pháp luật Hy Lạp cổ đại. Trên phương diện pháp lý, vượt ra khỏi tính giai cấp, Luật 12 bảng có nhiều giá trị, đặc biệt nhất là đã tạo dựng được nền tảng dân luật cổ (alten ius civile). Về nội dung, Luật 12 bảng chứa đựng nhiều qui phạm tiến bộ về tố tụng, về luật tư và luật hình sự.
Bản gốc của Luật 12 bảng này đã bị thất truyền khi thành La Mã bị phá hủy vào năm 390 SCN. Những gì chúng ta có được ngày nay chỉ là những cứ liệu được ghi chép hoặc trích dẫn lại từ những cuốn sách cổ được viết bởi những tác giả La Mã bằng Tiếng La tinh.
Nội dung chủ yếu của bộ luật là bảo vệ quyền tư hữu tài sàn bằng nhiều biện pháp, kẻ nào xâm phạm đến tài sản của người khác như trộm cắp, phá hoại hoa màu, đốt nhà… sẽ bị xử tử. Bộ luật dành nhiều điều khoản quy định chủ nợ có quyển dùng những hình phạt dã man đối với người không trả được nợ. Trong trường hợp quá hạn không trả được nợ, con nợ sẽ bị chủ bắt giam, gông cùm, tùng xẻo thân thể. Trong thời gian 60 ngày bị giam giữ, con nợ bị mang tới nơi cóng cộng 3 lần, vào những ngày chợ phiên, để tũà án xét xử. Nếu con nợ vẫn không trả được nợ thi “váo ngày phiẻn chợ thứ ba, chủ nợ cố thể mang tùng xẻo con nợ. Người chủ nợ không hề biết chịu trách nhiệm gì vé việc con nợ bị tùng xẻo nhiều hay ít” ( bảng III, điều 6). Nếu không trâ được nợ, con nợ có thể bị giết, hoặc bị bán ra nước ngoài. Luật 12 bảng quy định mức lãi nhiều nhất là 8 1/3% trong 1 năm.
Luật 12 bảng đề ra mức độ và biện pháp trừng phạt đối với tội giết người, phẩn lớn ờ mức cao nhất là tử hình. Đáng chú ý trong bộ luật đã có sự phân biệt giữa hành vi giết người bất hợp pháp và hợp pháp. “Nếu như kẻ nào đang đém ăn trộm mà bị giết ngay tại chỗ thì hành vi giết người ẩy được coi là hợp pháp” (bảng VIII, điều 12). Trong trường hợp ấy, người gây ra hành vi giết người không có tội.
Luật 12 bảng phản ánh tình hình xã hội phức tạp ở La Mã trong thời gian Nhà nước chiếm hữu nô lệ đã ra đời. nhưng những tàn dư của chế độ thị tộc vẫn còn tồn tại rất đậm nét. Điều đó thể hiện qua các điều khoản về quan hệ gia đình, thừa kế tài sản và hôn nhân. Trong gia đinh, quyển lực của người cha rất lớn, người cha có thể bán con làm nô lệ. Người con chỉ được tự do, thoát khỏi sự cai quản của người cha “nếu như người cha đã bán con đến lần thứ 3” (bảng IV, điều 2). Luật 12 bảng quy định tài sản thừa kế cho người trong gia đình. Nếu người cha chết không có người thân thích bên nội thi tài sản của người chết sẽ thuộc về thị tôc. Tuy vậy, bộ luật lại cho phép người sắp chết được tự do để lạl tài sản của mình cho bất cứ người nào. Ngươi phụ nữ trong xã hội La Mã có địa vị thấp, không có tự do, kể cả trong hôn nhân. Họ đều phải sống phụ thuộc vào người khác, khi ở nhà thi dưâi quyến cha, khi đi lấy chồng thì dưới quyền chồng, khi chồng chết thì phải chịu sự cai quản của họ hàng nhà chồng…
Luật 12 bảng mang tàn dư của chế độ thị tộc, như trong luật tồn tại cách đền bù ngang nhau (đánh gầy tay người khác, thì thủ phạm cũng bị đánh gẫy tay), luật nợ máu phải trả bằng máu…
Luật 12 bảng xác nhận những đặc quyền của quý tộc chủ nô, là công cụ để bào vệ Nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã. Nó cũng là thắng lợi bước đầu, tuy còn rất ít òi cùa bình dân và quấn chúng lao động La Mã trong cuộc đấu tranh với quý tộc. Luật 12 bảng là tấm gương phản chiếu thời đại mà trong đó xã hội có giai cấp và Nhà nước đã được xác lập, nhưng tàn dư của chế độ thị tộc vẫn còn chưa bị xoá sạch. Luật 12 bảng có giá trị rất lớn đối với sự phát triển của pháp luật La Mã và giai đoạn sau. Và nó phần nào phản ánh bậc thang tiến hoá của văn minh La Mã cổ đại.