Câu trả lời chính xác nhất: Tài khoản lưỡng tính là những tài khoản có thể có số dư cuối kỳ bên nợ mà cũng có thể có số dư cuối kỳ bên có. Trong khi các tài khoản khác chỉ được có số dư bên nợ hoặc số dư có hoặc không có số dư cuối kỳ.
Cùng Top lời giải tìm hiểu rõ hơn về khái niệm tài khoản lưỡng tính là gì nhé!
Tài khoản lưỡng tính là những tài khoản có thể có số dư cuối kỳ bên nợ mà cũng có thể có số dư cuối kỳ bên có. Trong khi các tài khoản khác chỉ được có số dư bên nợ hoặc số dư có hoặc không có số dư cuối kỳ.
Hiện nay có các tài khoản lưỡng tính bao gồm:
- TK 131: Phải thu của khách hàng
- TK 331: Phải trả cho người bán
- TK 1388: Phải thu khác
- TK 334: Phải trả cho người lao động
- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- TK 338: Phải trả khác
- TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
>>> Xem thêm: Tài khoản lợi nhuận chưa phân phối
a. Tài khoản 131 là tài khoản lưỡng tính
+ Phải Thu khách hàng ( Theo kết cấu tài sản) - Tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có, số dư đầu kỳ và cuối kỳ bên nợ
+ Khách hàng ứng trước ( Theo kết cấu nguồn vốn) - Tăng khi bên có, giảm ghi bên nợ, số dư đầu kỳ và cuối kỳ bên có
b. Tài khoản 331 là tài khoản lưỡng tính
+ Phải trả người bán (Theo kết cấu nguồn vốn) - Tăng khi bên có, giảm ghi bên nợ, số dư đầu kỳ và cuối kỳ bên có
+ Ứng trước người bán – nhà cung cấp (Theo kết cấu tài sản) - Tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có, số dư đầu kỳ và cuối kỳ bên nợ
>>> Xem thêm: Tài khoản nào là tài khoản trung gian?
a) Những loại TK tài sản (Tài khoản đầu 1) chỉ có số dư bên nợ nhưng tài khoản (131, 138) lại có số dư bên Có khi:
– Khách hành trả thừa và đặt trước tiền mua hàng (TK 131)
– Số tiền thu thừa của đối tượng đang chờ xử lý (TK 138)
b) Những tài khoản Nguồn vốn (TK đầu 3) thường chỉ có số dư bên có nhưng những TK như ( 331, 333, 334, 338) lại có số dư bên Nợ khi:
– Đặt trước tiền hàng cho nhà cung cấp (TK 331)
– Trả tiền thừa tiền cho nhà cung cấp (TK 331)
– Trả nhầm lương cho nhân viên A sang nhân viên B qua tài khoản ngân hàng nhưng tổng sổ tiền không thay đổi (TK 334)
– Thừa thuế (TK 333)
– Kiểm kê phát hiện thừa hàng hóa (TK 338).
Ví dụ 1:
– Ngày 01/07/2020 Công ty An Hiểu Minh bán 1 lô hàng trị giá 100 triệu, thuế GTGT 10% cho Công ty Hoàng Gia, Công ty Hoàng Gia đã nhận được hàng và chưa thanh toán
Nợ TK 131: 110.000.000
Có TK 511: 100.000.000
Có TK 3331: 10.000.000
– Ngày 05/07/2020, Công ty An Hiểu Minh nhận tiền ứng trước của công ty Hàm Rồng là 100 triệu bằng tiền gửi ngân hàng (đã có giấy báo có của ngân hàng)
Nợ TK 112: 100.000.000
Có TK 131 (Dư có): 100.000.000
Số dư của 2 tài khoản 131 Dư Nợ và 131 Dư Có không được bù trừ cho nhau.
Ví dụ 2:
– Ngày 30/3/2020 Công ty An Hiểu Minh khi kiểm kê phát hiện thiếu hàng hóa trị giá 10.000.000đ
Nợ TK 138: 10.000.000
Có TK 156: 10.000.000
– Công ty phạt và trừ vào lương của thủ kho về số tiền bị thiếu hàng hóa là 10.000.000đ
Nợ TK 334: 10.000.000đ
Có TK 138: 10.000.000đ
Tài khoản là nơi lưu trữ cơ bản các dữ liệu của kế toán và được dùng để tập hợp số liệu của các nghiệp vụ cùng loại. Nói cách khác ảnh hưởng của các nghiệp vụ phát sinh trong một kỳ kế toán. Phải được phân loại, lưu trữ thành các “bản riêng biệt”. Để cuối kỳ dùng làm căn cứ tổng hợp lập các báo cáo kế toán. Điển hình về tài khoản kế toán lưỡng tính là các tài khoản công nợ, thể hiện quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài như:
– Thanh toán với khách hàng: TK 131- phải thu của khách hàng
– Thanh toán với người bán: TK 331- phải trả cho người bán …
Công dụng của các tài khoản nhóm này. Giúp cho đơn vị nắm được tình hình thanh toán công nợ. Và kiểm soát được việc thực hiện kỷ luật thanh toán. Nhằm hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn một cách không hợp lý.
Để khắc phục những sai sót trong khi làm nghiệp vụ kế toán. Chúng ta cần có cách hiểu và sử dụng đúng bản chất các tài khoản kế toán lưỡng tính. Vừa giúp đưa ra các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính trung thực, đúng đắn, không vi phạm các nguyên tắc lập báo cáo. Đồng thời vẫn phải đảm bảo việc kiểm soát hoạt động ghi chép vào tài khoản kế toán. Bởi chức năng của kế toán không phải chỉ là thông tin mà còn là kiểm tra.
----------------------------------
Trên đây là những nội dung phân tích khái niệm “Tài khoản lưỡng tính là gì?”. Top lời giải hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.