logo

Tác giả Vũ Bằng

Câu trả lời chính xác nhất: Vũ Bằng (3/6/1913 – 7/4/1984), tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký,... Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo.

Để hiểu rõ hơn về Tác giả Vũ Bằng và các tác phẩm mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Vài nét về tác giả

Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học tại Hà Nội. Ông theo học Trường Albert Sarraut và tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng vào cuối năm 1948.

Ngay từ khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi, ông đã có truyện đăng báo, sau đó ông đi theo nghề viết bằng tất cả niềm say mê của mình. Ông xuất bản tác phẩm đầu tay “Lọ văn” vào năm 17 tuổi. Văn của ông là chất văn độc đáo và ám ảnh. Với nghề báo, từ khi còn rất trẻ ông đã làm chủ tờ “Tiểu thuyết thứ bảy”, thư ký tòa soạn tờ “Trung Bắc chủ nhật” và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn… Năm 2007 ông được tặng giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Nhận xét về Vũ Bằng, Triệu Xuân cho rằng: “Có thể nói trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất”.

[CHUẨN NHẤT] Tác giả Vũ Bằng là ai?

>>> Xem thêm: Tác giả Mộng Tiêu Nhị


2. Sự nghiệp văn chương

Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn. Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, thập niên 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn… Và có thể nói trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất.

Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lãnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng. Khoảng năm 1934-1935, Vũ Bằng nghiện á phiện rất nặng suốt 5 năm. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn Thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.

Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội(bút ký, 1960),Miếng lạ miền Nam(bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai(hồi ký, 1972).


3. Các tác phẩm

- Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931)

- Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937)

- Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940)

- Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940)

- Chớp bể mưa nguồn (tiểu thuyết, 1941)

- Quých va Quác (truyện thiếu nhi, 1941)

- Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, 1941)

- Bèo nước (tiểu thuyết, 1944)

- Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941)

- Cai (hồi ký, 1944)

- Mộc hoa vương (tiểu thuyết, 1953)

- Ăn tết thủy tiên (1956)

- Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960)

- Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969)

- Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969)

- Khảo về tiểu thuyết (biên khảo, 1969)

- Mê chữ (tập truyện, 1970)

- Nhà văn lắm chuyện (1971)

- Những cây cười tiền chiến (1971)

- Thương nhớ mười hai (bút ký, 1972)

- Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973)

- Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973)

- Nước mắt người tình (tiểu thuyết, 1973)

- Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2000)

- Những kẻ gieo gió (2 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2003)

- Vũ Bằng toàn tập (4 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2006)

- Vũ Bằng, Các tác phẩm mới tìm thấy (Lại Nguyên Ân sưu tầm. Nhà xuất bản. Văn hóa Sài Gòn, 2010)

- Hà Nội trong cơn lốc (Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2010)

- Văn Hóa... Gỡ (Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2012).

và một số sách dịch khác.

[CHUẨN NHẤT] Tác giả Vũ Bằng là ai? (ảnh 2)

--------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Tác giả Vũ Bằng và các tác phẩm. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 30/05/2022 - Cập nhật : 02/05/2024