logo

Tác giả Tô Hoài

Giới thiệu về Tác giả Tô Hoài qua các phần Tiểu sử, Sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm xuất sắc và các giải thưởng đạt được của Tác giả Tô Hoài

Tác giả Tô Hoài

Tiểu sử Tô Hoài

      Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

      Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

      Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.


Tô Hoài thời trẻ

      Thời niên thiếu, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp.

      Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.


Giải thưởng

- Năm 1956, Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam với Truyện Tây bắc

- Năm 1970, Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội với tiểu thuyết Quê nhà

- Năm 1970,Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm với tiểu thuyết Miền Tây

- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt 1 năm 1996 cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, Truyện Tây Bắc, Mười năm, , O chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

- Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm 2010.


Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài

      Là một người có vốn sống phong phú, những câu chữ Tô Hoài dẫn dắt vào tác phẩm luôn đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về cuộc đời, về con người. Ông có lối viết trần thuật hóm hỉnh, sở trường của Tô Hoài là truyện phong tục và hồi kí. Trước cách mạng tháng 8, ngòi bút của ông chủ yếu hướng về người nông dân nghèo và loài vật, sau cách mạng tháng 8 Tô Hoài có hướng đi mới đó là hướng đến vùng nông thôn rộng lớn đặc biệt là vùng núi Tây Bắc.

      Một trong những thành công của Tô Hoài chính là tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” dành cho lứa tuổi thiếu nhi, tác phẩm đã được dịch ra 40 thứ tiếng trên thế giới. Trong truyện, nhân vật chính là Dế Mèn, cậu đã trải qua muôn vạn cuộc phiêu lưu thử thách đầy mạo hiểm. Ở chặng đường ấy là những bài học giúp Dế Mèn trưởng thành và trở thành một chàng Dế cao thượng. Chúng ta có thể đúc kết kinh nghiệm từ tác phẩm này từ chính nhân vật Dế Mèn đó là đi một ngày đàng học một sàng khôn.

      Tiếp theo có thể kể đến tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trong tập truyện Tây Bắc (1952) được giải nhất của Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955 kể về câu chuyện bi thảm của cô Mị khi phải sống một kiếp người không bằng trâu bò. Nỗi đau khổ ấy được Tô Hoài khắc họa một cách đau đớn trên trang sách thế nhưng đằng sau khuôn mặt có vẻ như cam chịu ấy lại là một con người có sức sống mãnh liệt. Mị đại diện cho người nông dân lao động vùng núi Tây Bắc – dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng khao khát được sống một cuộc đời tự do và hạnh phúc.

      Quan điểm sáng tác của Tô Hoài: “Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt”


Tác phẩm tiêu biểu

      Dế Mèn phiêu lưu ký, Giăng thề, O chuột, Quê người, Nhà nghèo, Cỏ dại, Núi cứu quốc, Xuống làng, Đại đội Thắng Bình, Truyện Tây Bắc, Khác trước, Mười năm, Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Thành phố Lênin, Chuyện cũ Hà Nội,…


Những nhà văn khác bình luận gì về Tô Hoài?

      Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam. – Hà Minh Đức

      Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa Toàn thư mà không Viện sĩ nào, không Học giả nào có thể sánh được. Tôi đã có dịp tò mò hỏi ông về Hà Nội và rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu. – Trần Đăng Khoa

      Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những miền đất mới, đến với con người đời dài rộng khi đã trưởng thành. – Phan Anh Dũng

      Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. – Phạm Xuân Nguyên

icon-date
Xuất bản : 18/09/2021 - Cập nhật : 20/09/2021