Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Vọng nguyệt Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.
- Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ thiên tài mà còn là nhà thơ, nhà văn hoá lớn của dân tộc
- Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hoựp quốc (UNESCO) đã vinh danh và tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
- Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
- Thơ ca: Thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; Thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
=> Trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất.
- Tác phẩm chính:
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…
+ Truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…
+ Thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc.
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
- Cảnh khuya là bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết (bằng chữ quốc ngữ) ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
b. Thể loại:
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
c. Chủ đề:
- Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
d. Bố cục: 2 câu đầu và hai câu cuối
+ Phần 1 (Hai câu đầu): Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya.
+ Phần 2 (Hai câu sau): Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.
a. Tóm tắt văn bản
- "Ngắm trăng" là bài thơ số 20 trong tập thơ "Nhật kí trong tù" của Bác
- Bài thơ được sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.
- Mặc dù Người bị giam cầm, tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà Ngườ vẫn ung dung, thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và phong thái ung dung tự tại của Người ngay trong cảnh tù đày.
b. Đọc hiểu văn bản
* Hai câu thơ đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng
- Phiên âm:
“ Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
- Dịch thơ:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
- Hoàn cảnh ngắm trăng: Ngục trung- trong tù
-> Hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, là nơi giam giữ, tù đày, thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.
- “Vô tửu diệc vô hoa”:
+ Không rượu cũng không hoa
+ Điệp ngữ “vô” -> Như lời khẳng định, nhấn mạnh không hề có rượu và có hoa cho cuộc thưởng ngoạn.
* Cho thấy hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.
- Câu hỏi tu từ Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
+ Mang tâm trạng bối rối trước vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Thẻ hiện trạng thái ung dung trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Đối chiếu bản thơ với bản phiên âm:
“ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
+ Phần dịch thơ phần nào đã làm mất đi tâm trạng bối rối của nhân vật trữ tình.
+ Cho thấy sự thụ động trong việc thưởng thức, ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, không phải chủ động tìm đến trăng
* Nhận xét: Qua hai câu thơ, thấy được tâm hồn nghệ sĩ của Người:
+ Một tâm hồn yêu thiên nhiên, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Phong thái ung dung của Người
+ Tâm hồn nghệ sĩ hòa vào tâm hồn người chiến sĩ đang bị giam cầm, tù đầy
+ Ý chí vượt lên hoàn cảnh của Bác.
* Hai câu thơ sau: Tinh thần lạc quan của Bác
- Phiên âm:
“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
- Dịch thơ:
“ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
- Cấu trúc đối xứng:
+ Nhân- nguyệt
+ Minh nguyệt- thi gia
+ Nha tù đen tối >< Hình ảnh vầng trăng sáng, thơ mộng, trữ tình
= > Người tù hướng tâm hồn ra ngoài cửa sổ. Vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau. Câu trúc đối làm nổi bật tình cảm song phương “mãnh liệt” của cả người và trăng.
* Đây là một cuộc vượt ngục về tinh thần => thể hiện chất thép trong con người Bác
* Giữa người và trăng luôn hòa quyện vào nhau => Thể hiện chất tình
- Biện pháp nhân hóa: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ
+ Trăng và Bác đã trở thành đôi tri kỉ.
+ Hình ảnh trăng đã đi vào thơ của Bác thật đẹp.
* Nhận xét: Qua 2 câu thơ, thấy được tâm hồn lạc quan của Bác.
+ Mặc dù thân thể bị giam cầm nhưng Bác vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên.
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”.
+ Thấy được ý chí vượt lên cảnh tù đày.
a. Giá trị nội dung
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên.
- Phong thái ung dung; tinh thần lạc quan; ý chí kiên cường vượt lên hoàn cảnh giam cầm khắc nghiệt của Bác
b. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ tứ tuyệt hàm súc.
- Nghệ thuật nhân hóa, phép đối, sự đối sánh tương phản tạo sự cân đối.
- Kết hợp giữa cổ điển và hiện đại