logo

Tác giả - Tác phẩm: Từ ấy (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)


Từ ấy (Tố Hữu)


I - Tác giả

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Từ ấy (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

- Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

- Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm (mười sáu tuổi đã tham gia phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên, mười tám tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương). Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng

- Với Tố Hữu lí tưởng đấu tranh cách mạng là lẽ sống và cũng là nguồn cảm hướng vô tận của thi ca

2. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm chính:

   + Thơ: Lượm (1949), Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1977), Từ Cuba, Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)

   + Tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, Thời đại ta, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật

- Đặc điểm sáng tác:

   + Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng nhà thơ

   + Thơ ông có sự hòa quyện giữa chất trữ tình chí trị ở nội dung và tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật


II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Tháng 7 năm 1938 Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Để ghi lại kỉ niệm đáng nhớ ấy, ông đã viết bài thơ Từ ấy

- Bài thơ rút ra từ phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy

- Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản

- Nhận thức mới về lẽ sống

- Sự chyển biến sâu sắc trong tình cảm

2. Giá trị nội dung

- Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinhh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021