logo

Tác giả - Tác phẩm: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn Ngữ văn 11 Cánh diều về tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I. Lưu Quang Vũ


1. Tiểu sử

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh ra tại Phú Thọ, quê gốc của ông ở Đà Nẵng,  là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh từ nhỏ sống cùng bố mẹ, đến khi hòa bình chuyển về sống tại Hà Nội.

- Ông là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.


2. Đặc điểm nghệ thuật

- Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam, đây là lĩnh vực thành công nhất của ông và làm nên tên tuổi của mình.

- Không chỉ nổi bật với các vở kịch, thơ của Lưu Quang Vũ cũng giàu cảm xúc và nỗi niềm vô cùng bay bổng và tinh tế. Sự nghiệp sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như thơ, kịch, truyện ngắn,…

Tác giả - Tác phẩm: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

3. Tác phẩm chính

-  Ông không phải là bố tôi, Mùa hè đang đến, Người kép đóng hổ, Một vùng mặt trận, Người tốt nhà số 5, Mây trắng của đời tôi, Ngọc Hân công chúa, Linh hồn của đá, Ông vua hóa hổ, Vắng mặt trong hồ sơ, Chiếc ô công lý, Điều không thể mất, Ai là thủ phạm,…


II. Tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn


1. Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: 

- Phương thức biểu đạt: 


2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- Đoạn trích: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là cảnh VII và đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, là vở kịch tiêu biểu nhất của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.


3. Nội dung chính

Được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.

Tác giả - Tác phẩm: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

4. Tóm tắt tác phẩm

“Tôi muốn được là tôi vẹn toàn” là một tác phẩm nổi tiếng của Lưu Quang Vũ. Trương Ba là một người dân chăm chỉ, hiền lành, ông có một gia đình rất hạnh phúc. Nhưng do sai sót của Nam Tào, đã khiến cho ông bị chết oan. Đoạn trích “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là hồi kết của vở kịch khi Trương Ba có mong muốn là mình hoàn thiện. Cuộc đối thoại cũng rất quan trọng giữa Đế Thích và Trương Ba. Sau khi nhận ra sai trái của mình, Trương Ba cũng đã chỉ ra cái sai trong việc làm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. và Trương Ba mong muốn : “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” cũng như “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”. Nhưng với Đế Thích, lại chẳng suy nghĩ như vậy nên đã phản bác lại lí lẽ của hồn Trương Ba. Và khi nghe tin cu Tị đã chết, Đế Thích đã đề nghị sẽ cho hồn của Trương Ba nhập vào xác cu Tị. Sau khi suy nghĩ kĩ, Trương Ba đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị. Thay vào đó yêu cầu Đế Thích hãy nhường cơ hội đó cho cu Tị, hãy để cho cu Tị được sống lại. Mặc dù vẫn còn luyến tiếc người bạn hay chơi cờ của mình, nhưng Đế Thích đã làm theo lời Trương Ba nói. Quả là một cái kết vô cùng có hậu, và vô cùng hợp tình hợp lí. 


5. Nghệ thuật

- Lối viết kịch độc đáo, thu hút độc giả

- Xây dựng nhân vật tinh tế, có nét riêng biệt

>>> Xem thêm:

- Phân tích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

- Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn lớp 11 trang 102, 103, …, 110 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn hệ thống những kiến thức trọng tâm về Tác giả, tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 03/04/2023 - Cập nhật : 03/07/2023