Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Phòng tránh đuối nước bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Trọng An và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Phòng tránh đuối nước - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7
Phòng tránh đuối nước
BS. Nguyễn Trọng An nguyên là 1 thương binh nặng tại Chiến trường Đồng bằng sông Cửu Long vào những năm 1970, nhưng BS.An đã vượt lện bệnh tật, học tập tại Đại học Y Hà Nội để trở thành BS. Nhi Khoa. Bản thân BS. tiếp tục được đào tạo cơ bản tại các trường đại học có danh tiếng tại Hà Lan, Philippines và Hoa kỳ… nên BS. An đã vận dụng kiến thức để đóng góp góp tích cực cho sự nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em ở VN. Những năm đầu là BS. Điều trị của Viện Nhi VN-Thụy Điển, Hà Nội, sau chuyển về UB BVCSTEVN phụ trách Chương trình Quốc gia Phòng chống Suy dinh dưỡng trẻ em. BS. An đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp Bảo vệ trẻ em, chăm sóc TE Mồ côi, khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS. Sau này năm 2008, khi chuyển về Bộ LĐTBXH làm Phó Cục trưởng Cục BVCSTE, BS đã khởi xướng đề nghị bổ sung vào Bộ Luật Lao động 2012, kéo dài thời gian nghỉ đẻ của bà mẹ từ 4 tháng lên 6 tháng để TE được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu . Đấu tranh đảm bảo quyền được sống của trẻ em, mọi trẻ em VN đều có quyền được tiếp cận Vaccine có chất lượng và an toàn, hướng dẫn toàn dân phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em.
Sau khi về hưu, BS. An làm Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) vẫn tiếp tục các hoạt động BVCSTE, phối hợp với tổ chức HealthRight QT mở các khóa Đào tạo về BVCSTE và CTXH với trẻ em tại Hà Nội và các ĐP trên toàn quốc, khuyến nghị CP đưa vào Luật Trẻ em 2016, quy định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi, khuyết tật được Chăm sóc thay thế, ưu tiên Chăm sóc nhận nuôi tại gia đình và cộng đồng( Foster Care) và quy định mọi TE được chăm sóc cho sự phát triển toàn diện, ưu tiên trong những năm đầu đời. Luật đã được Quốc hội thông qua và nếu thực hiện tốt, hứa hẹn hàng triệu trẻ em Việt Nam sẽ được công bằng về cơ hội phát triển, được bình đẳng tiếp cận mọi dịch vụ về Y tế, dinh dưỡng, giáo dục và phúc lợi xã hội.
In trong Cẩm nang phòng tránh đuối nước
Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin… Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu.
Tác phẩm gồm 4 phần:
Phần 1: Mục 1 bảo đảm an toàn những nơi nước sâu nguy hiểm
Phần 2: Mục 2 học bơi
Phần 3: Mục 3 kiểm tra an toàn trước khi xuống nước và trong các môi trường nước cụ thể
Phần 4: Còn lại tuận thủ những nguyên tắc an toàn khi bơi lội
Văn bản viết về các kĩ năng cơ bản để phòng tránh đuối nước xảy ra
Văn bản giúp người đọc nắm được các quy tắc phòng tránh đuối nước
- Hình thức: Ngắn gọn, súc tích, chia rõ rệt thành các phần dễ hiểu, có hình ảnh minh họa sinh động
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học
Nếu em không chạm vào nước thì sẽ không thể biết bơi. Nhưng ngay cả khi đã biết bơi thành thạo thì em vẫn phải tuân thủ những quy tắc an toàn về bơi lội để phòng tránh đuối nước. Dưới đây là một số quy tắc phòng tránh cần tuân thủ.
1. Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm
Em hãy nhắc nhở người lớn và nếu có thể, hãy tham gia cùng bố mẹ các việc làm sau nhằm phòng tránh đuối nước
+ Rào quanh ao, hồ nước, rãnh nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng.
+ Làm nắp đậy an toàn, khoá cân thân
+ Cắm biển báo những nơi nước sâu, nguy hiểm.
2. Học bơi
Nếu không chạm vào nước, em sẽ không bao giờ biết bơi. Điều đó đồng nghĩa với việc em sẽ phải bỏ qua rất nhiều trò chơi thú vị dưới nước, nhựa thí bơi, bóng chuyền dưới nước hay đơn giản là nghịch nước. Hãy thuyết phục bố mẹ để được đi học bơi và bắt đầu làm quen với nước trong các điều kiện sau:
* Chọn chỗ nước nông.
* Xuống nước cùng với người lớn biết bơi.
* Mặc áo phao hoặc mang theo phao bơi.
* Có người cứu hộ giảm sắt trên bờ.
3. Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể
a. Tại hồ bơi công cộng
Cần quan sát để biết chắc chắn rằng bể bơi có đầy đủ người cứu hộ và những người này ở khoảng cách đủ gần để có thể cứu hộ ngay lập tức.
b. Tại bãi biển
Luôn tuân thủ các cảnh báo và kỉ hiệu của đội cứu hộ; luôn bơi gần với người giám hộ và đứng ở vị trí nông hơn người giám hộ.
c. Tại hồ bơi gia đình
Nếu nhà em có hồ bơi, cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ; làm hàng rào bảo vệ cao ít nhật 1,2 m quanh hồ bơi. Em không được tự bơi, trừ khi có sự theo đối của người lớn.
4. Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội
Khi bơi lội, em cần tuân thủ các quy tắc sau:
Chỉ bơi khi có sự đồng ý và giám sát của người lớn, ngay cả ở những, hồ bơi rất nông dành cho trẻ em. Trước khi xuống nước, em nên kiểm tra lại độ sâu. Hầu hết những tổn thương ở vùng cổ và lưng thường do những cú nhảy bổ nhào hoặc lăn dưới hồ có mực nước cạn.
Chỉ bơi ở những nơi an toàn, cho phép bơi lội. Chúng ta khó mà biết được dưới mặt nước hiền hoà kia ẩn chứa những hiểm hoa gi, cho nên, trước khi xuống nước, em hãy quan sát xem có biển cảm bơi không, hoặc hỏi những người xung quanh xem vùng nước đó có được phép bơi lội hay không.
Không bơi lội một mình nơi vắng vẻ, ngay cả khi em là người bơi lội giỏi, vì sẽ không có ai cứu em khi gặp tình huống nguy hiểm.
Không bơi sau khi ăn, bưởi như thế rất hại cho dạ dày.
Không bơi khi quá nóng hoặc mệt. Em cần phải bảo đảm rằng cơ thể mình khỏe mạnh trước khi xuống nước, vì môi trường nước có thể làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến em mất sức nhiều hơn:
Không nên bơi lội trong vũng nước dơ bẩn hay bùn lầy. Vì em sẽ không thể nhìn thấy được đáy nước và có thể bị mắc các bệnh ngoài da, ngứa ngáy khắp người. Em không nên bơi lội ở những nơi có nước chảy quá nhanh, cho đủ việc bơi lội xuôi dòng có thể dễ dàng với em hơn.
Không vừa ăn, vừa bơi để tránh sặc nước. Em cần phải khởi động thật kỹ trước khi xuống nước.
Không bơi khi người em có nhiều mô hôi hoặc vừa đi ngoài nắng vẻ, bưởi làm như vậy rất dễ bị cảm.
Nên bỏ ngay khi trời tối, có sấm chớp và mưa.
(In trong Cẩm nang phòng tránh đuối nước, Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng An (Chủ biên),
NXB Kim Đồng, 2019)
Câu hỏi 1: Những dấu hiện nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc kiểu văn bản giới thiệu, thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động?
Lời giải:
Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên thuộc kiểu văn bản giới thiệu, thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động là:
- Mục đích viết: Thuyết minh về các quy tắc phòng tránh đuối nước
- Văn bản ngắn gọn, súc tích, sử dụng ngôn ngữ khoa học.
- Hình thức văn bản chia rõ rệt thành các phần dễ hiểu, có hình ảnh minh họa sinh động
Câu hỏi 2: Các điều khoản phòng tránh đuối nước trong mục 4 (Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội) thường được trình bày thành hai vế (một vế nêu tên hoặc tóm tắt điều khoản, một vế giải thích điều khoản ấy) như trong bảng dưới đây:
Hãy tìm trong mục 4 một số điều khoản có cách trình bày tương tự và bổ sung vào bảng (làm vào vở).
Lời giải:
Điều khoản | Phần nêu tên hay tóm tắt điều khoản | Giải thích điều khoản |
Không bơi sau khi ăn | Bởi như thế rất có hại cho dạ dày | |
Kiểm tra lại độ sâu | Hầu hết những tổn thương ở vùng cổ hay lưng thường do những cú nhảy bổ nhào hoặc lặn dưới hồ có mực nước cạn | |
Chỉ bơi ở những nơi an toàn, cho phép bơi lội | Khó mà biết được dưới mặt nước hiền hòa kia ẩn chứa những hiểm họa gì | |
Không bơi lội một mình nơi vắng vẻ | Sẽ không ai cứu khi gặp tình huống nguy hiểm dù bơi giỏi | |
Không bơi khi quá nóng và mệt | Môi trường nước có thể làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến mất sức nhiều hơn | |
Không nên bơi lội trong vùng nước dơ bẩn hay bùn lầy | Không thể nhìn thấy được dưới đáy nước và có thể bị mắc các bệnh ngoài da, ngứa ngáy khắp người | |
Không vừa ăn, vừa bơi | Tránh sặc nước | |
Không bơi khi người có nhiều mồ hôi hoặc vừa đi ngoài nắng về |
Dễ bị cảm
|
|
Lên bờ ngay khi trời tối có sấm chớp và mưa |
Câu hỏi 3: Theo em, văn bản trên có nên đưa thêm hình minh họa hay không? Nếu có, nên đưa hình minh họa cho nội dung đề mục nào? Nếu không, hãy giải thích lí do.
Lời giải:
Theo em, văn bản nên đưa thêm hình minh họa ở mục 1,2,3. Vì nó sẽ giúp học sinh đọc hình dùng ra những quy tắc bơi rõ ràng hơn, tránh mơ hồ.
Câu hỏi 4: Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì? Gồm những đề mục nào?
Lời giải:
- Văn bản thuyết minh về vấn đề các quy tắc phòng tránh đuối nước
- Gồm những đề mục:
+ Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm.
+ Học bơi.
+ Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể.
+ Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội.
>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Phòng tránh đuối nước trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!