logo

Tác giả tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng (Chân trời sáng tạo)

icon_facebook

Giới thiệu Tác giả tác phẩm Chiếc lá cuối cùng chi tiết nhất về tiểu sử tác giả, tóm tắt, bố cục, giá trị nội dung, nghệ thuật và Sơ đồ tư duy bài học Chiếc lá cuối cùng.


1. Giới thiệu tác giả

- Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter.

- Quê quán: là nhà văn người Mỹ

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi

   + Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó. Ông đi nhiều nơi và làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên, kế toán, thủ quỹ ngân hàng…

   + Sau này, khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn chuyên viết truyện ngắn

   + Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ…

- Phong cách sáng tác:

   + Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả

- Tác phẩm chính: Căn phòng đầy đủ tiện nghi (The furnished room) 1904 , Một cuộc đổi đời (A retrieved reformation) (1903), Hoàng tử xứ Chaparrall (A chaparral prince) (1903).

Tác giả tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

2. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

- Thể loại: Truyện ngắn 

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

- Tóm tắt: 

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ với nhiều khát vọng, sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy Giôn- xi mắc chứng viêm phổi và tình trạng vô cùng bi kịch. Cô tuyệt vọng không còn lý trí mặc cho Xiu lo lắng và a ủi, khích lệ bạn hết lời. Ngay cửa sổ phòng trọ hai người có một cây thường xuân đang ngày ngày rụng lá. Giôn- xiu quyết định khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng lạ lùng thay, sau cơn bão dữ dội, chiếc lá cuối cùng ấy vẫn không hề rụng và Giôn- xi lấy lại tinh thần rồi nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm. Cô nhanh chóng bình phục mỗi ngày và cho đến một ngày, cô được Xiu cho biết chiếc lá cuối cùng ấy là kiệt tác vĩ đại của cụ Bơ- men, cụ mới mất vì chứng viêm phổi nặng, cụ mắc nó chỉ sau một đêm, chính là đêm mà cụ chiếc lá của sự sống khi mà chiếc lá cuối cùng rụng.

- Bố cục: 

Đoạn 1: (từ đầu đến “mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Tâm trạng tuyệt vọng của Xiu

Đoạn 2: (tiếp đến “bồi dưỡng và chăm nom”): Sự hồi sinh của Giôn-xi

Đoạn 3: còn lại: Sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi

- Giá trị nội dung: 

 Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.

- Giá trị nghệ thuật: 

 Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.


3. Soạn bài Chiếc là cuối cùng

Các yếu tố của truyện 

Chiếc Lá Cuối Cùng 

Đề tài là phương diện khách quan và là nội dung được tác giả tập trung xuyên suốt cả câu chuyện. Đề tài là tình bạn và tình yêu thương giữa người với người.
Các chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc; góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống đạo của tác phẩm.

Các chi tiết tiêu biểu là:

Giôn-xi bị bệnh nặng phải nằm viện

Giôn-xi đếm từng chiếc lá thường xuân còn lại trên tường gạch và nghĩ rằng chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời.

Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để thắp lên hy vọng sống cho Giôn-xi.

Vào đêm đấy, cụ Bơ-men cũng qua đời vì sưng phổi.

Ngoại hình, hành động gây ấn tượng của nhân vật là là những biểu hiện đặc trưng bên ngoài cùng với hành vi ứng xử của nhân vật, khác với các sự vật hiện tượng khác trong tác phẩm và gây ấn tượng đặc biệt cho người đọc. 

Ngoại hình hành động gây ấn tượng của nhân vật cụ Bơ-men:

Ngoại hình: gầy gò, ốm yếu, giày và quần áo đều ướt sũng.

Hành động: bắc thang và dùng đèn bảo để vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng nhằm thắp lên hy vọng sống cho Giôn-xi

Ý nghĩa của các nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩa thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật 

Ý nghĩa của các nhân vật:

Giôn-xi là một người có suy nghĩ tiêu cực luôn chờ đợi cái chết 

Cụ Bơ-men là một người có lòng nhân hậu, tốt bụng và đức hi sinh cao cả. Cụ sẵn sàng hi sinh bản thân để cứu lấy một người, đem lại hy vọng sống và niềm tin cho người đó.

icon-date
Xuất bản : 15/01/2022 - Cập nhật : 18/01/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads