logo

Tác giả: Bùi Mạnh Nhị - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng trang 68 (tóm tắt, bố cục, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng bao gồm Giới thiệu tác giả Bùi Mạnh Nhị và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng - SGK Văn 6 Chân trời sáng tạo

Tác giả - Tác phẩm: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

Tác giả: Bùi Mạnh Nhị - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng trang 68 (tóm tắt, bố cục, nội dung, sơ đồ tư duy)

I. Đôi nét về tác giả Bùi Mạnh Nhị

- PGS. TS Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21 – 2 – 1955, quê quán ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 

- Hiện nay, ông đang là Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương. 

- Chuyên ngành chính của ông là Văn học dân gian Việt Nam.


II. Khái quát tác phẩm Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng


1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.


2. Bố cục

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nắng hồng ban mai): Giới thiệu bài ca dao.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …đầy sức sống): Hai dòng đầu của bài ca dao

- Đoạn 3 (Tiếp theo đến …cánh đồng kia?): Hai dòng cuối của bài ca dao

- Đoạn 4 (Còn lại): Giá trị của bài ca dao.


3. Giá trị nội dung

- Tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… qua đó thể hiện niềm tự hào, yêu quý dành cho vẻ đẹp quê hương trong bài ca dao.


4. Thể loại

- Nghị luận văn học là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về các vấn đề văn học.


5. Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.


6. Phương thức biểu đạt

- Nghị luận


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

Tác giả: Bùi Mạnh Nhị - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng trang 68 (tóm tắt, bố cục, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Theo Bùi Mạnh Nhi, những hình ảnh đặc sắc nào của quê hương đã được khắc hoạ qua bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng?

Lời giải:

Theo tác giả, hai hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ: vẻ đẹp cả cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

=> Hai hình ảnh – cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.

Câu 2: Bài viết này đã đề cập đến những nét độc đáo nào của bài ca dao?

Lời giải:

Nét độc đáo của bài ca dao:

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.

- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.

Câu 3: Bài viết đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả khi đọc bài ca dao? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.

Lời giải:

Cảm xúc của tác giả và một số chi tiết làm căn cứ:

- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…)

- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)…

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng trong bộ SGK Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022