logo

“Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa” thuộc tác phẩm nào?

Câu trả lời chính xác nhất: “Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa” thuộc tác phẩm Hịch Tướng sĩ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Tác giả với tư cách là một người tướng của dân tộc đã bộc lộ được cảm xúc lo lắng, bứt rút, trăn trở của bản thân mình trước cảnh nước mất nhà tan, cảnh dân chịu khổ đau, đất nước bị xâm phạm, xiềng xích. 

Để hiểu rõ hơn về tác phẩm hãy cùng Top lời giải tìm hiểu trong nội dung dưới đây


1. Đôi nét về Trần Quốc Tuấn

- Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân ra trận, và cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang.

- Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đây. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.


2. Đôi nét về tác phẩm Hịch Tướng Sĩ

Hịch tướng sĩ là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam nói về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Tác phẩm thể hiện sự đồng tình của toàn quân, toàn dân Việt Nam trong trận chiến Nguyên Mông. Đây là bài Hịch nổi tiếng là niềm tự hào về một thời của dân Việt.

- Thể loại: Văn bản được viết theo thể loại hịch

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Hịch tướng sĩ được công bố vào thời gian tháng 9 năm 1284 tại cuộc duyệt binh tại Bế Đông Bộ Đầu trước khi cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2.

- Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông - Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc. Tác phẩm tạo nguồn động lực lớn lao cho người dân đồng lòng chiến đấu vì độc lập tự cho, giữ trọn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

>>> Xem thêm: Nội dung chính của bài Hịch tướng sĩ


3. Phân tích đoạn trích

Bài hịch có đoạn viết:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vổ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”

Câu văn đã biểu lộ khí phách anh hùng của Trần Quốc Tuấn. Nó phản ánh một cách hùng hồn quyết tâm sắt đá của vị Tiết chế trước họa xâm lăng. Lúc bấy giờ vận mệnh của đất nước nghìn cân treo sợi tóc. Khắp Kinh thành Thăng Long, sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường. Để tránh một cuộc chiến tranh đẫm máu có thể xảy ra, có lúc Vương triều nhà Trần phải mềm dẻo đem "nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ".  Quân giặc láo xược lấn tới ,"uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ".

“Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa” thuộc tác phẩm nào?

Giặc như hổ đói khát mồi, lúc thì “đòi ngọc lụa bạc vàng lúc thì tìm mọi thủ đoạn xảo quyệt "vét của kho có hạn " để "thỏa lòng tham không cùng".

Không thể khoanh tay ngồi nhìn giặc hoành hành mà cam chịu nhục nhã! Trần Quốc Tuấn uất hận, cay đắng khi nhìn thấy bộ mặt tham tàn của lũ sói lang. Nỗi nhục của quốc gia, nỗi đau của nhân dân vò xé tâm can ông suốt đêm ngày. Ông muốn thổ lộ tấm lòng trung quân ái quốc, ý chí quyết chiến của mình trước tướng sĩ và ba quân. Nỗi đau của ông là nỗi đau của một con người phi thường:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vổ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ".

 Nỗi đau ấy, tâm trạng ấy được diễn tả một cách cụ thể, xúc động. Lời nói, mạch văn được cắt thành nhiều vế cân xứng, mỗi vế bốn từ như những đợt sóng dồn dập trào lên trong lòng, tạo nên một giọng văn nghiêm trang, dõng dạc. Những từ ngữ ăn gối những hình ảnh ẩn dụ so sánh: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa đã thể hiện nỗi đau, nỗi nhục cực kì sâu sắc.

‘chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù’

 Đó là tình cảm yêu nước, thương dân của một vị tướng tài ba, đức độ. Tình yêu nước, thương dân nồng nàn ấy đã thúc đẩy trong lòng Trần Quốc Tuấn cảm xúc căm hận lũ giặc đến nỗi ông tiếc khi chưa ” xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Lòng căm hận giặc ấy của ông đã quá lớn, thấm đến xương tủy và luôn chực trào để bùng nổ. Cũng chính từ hai cảm xúc trên đã khơi gợi trong lòng vị tướng này tinh thần chiến đấu, kháng chiến một cách mạnh mẽ, hùng hổ ” trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa”. Đó là những cái chết về thể xác lẫn tinh thần vô cùng đáng sợ và “phóng đại” nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn luôn coi đó là cái chết cao quý, sự hi sinh lớn lao khi góp được sức mình trong công cuộc kháng chiến chống giặc. Qua đoạn trích trên ta có thể thấy rõ được tình yêu nước nồng nàn, tấm lòng thương dân, đức độ; ý chí đấu tranh chống giặc, khao khát dân tộc được tự do, độ lập của Trần Quốc Tuấn.

Qua tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn vừa là động lực, vừa là  chỗ dựa tinh thần, kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Khích lệ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh thắng quân xâm lược, được thể hiện qua nhiều mặt.Có ý chí quyết tâm lập công và tinh thần xả thân vì nước. có một lòng căm thù giặc với lòng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa thủy chung và lòng tự trọng và danh dự cá nhân của mỗi người trước vận mệnh quốc gia, dân tộc

----------------------

Bài viết trên đây là tổng hợp kiến thức về tác phẩm Hịch Tướng Sĩ. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 09/06/2022 - Cập nhật : 09/06/2022