logo

Suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Shê-khốp. Từ đó phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến trên.

icon_facebook

Hướng dẫn lập dàn ý và bài văn mẫu Suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Shê-khốp. Từ đó phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến trên hay nhất giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 11


Đề bài

Nhà văn Shê-khốp có nhận xét: "Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ"

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Hãy phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến trên.


Dàn ý Suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Shê-khốp. Từ đó phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến trên

a) Mở bài

* Giải thích câu nói của nhà văn Shê-khốp:

- Lối nói riêng: Có một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo, mới mẻ.

- Trở thành nhà văn thực thụ: một nhà văn chân chính, đích thực.

- Câu nói của Shê-khốp khẳng định cá tính sáng tạo, phong cách riêng của nhà văn

b) Thân bài

* Bàn luận: 

Nhận xét của Shê-khốp đúng đắn vì: Văn học là nghệ thuật, mà nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách riêng, không lặp lại người khác.

- Nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm. Mỗi tác phẩm của nhà văn là đứa con tinh thần của họ nên phải có sự khám phá riêng, độc đáo về nội dung, tư tưởng đến hình thức.

- Một nhà văn có tài phải là một nhà văn thực thụ, chân chính trong quá trình sáng tạo, không lặp lại chính mình và người khác vì thế tác phẩm có giá trị sẽ để lại một dấu ấn riêng, đậm nét trong lòng độc giả theo thời gian.

* Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ Nam Cao là nhà văn có phong cách riêng. Nam Cao là nhà văn có phong cách riêng, độc đáo:

- Nội dung: Đề tài người nông dân 1930-1945 được nhiều nhà văn đề cập đến nhưng đề tài về người nông dân được Nam cao khai thác rất độc đáo, rất riêng: họ không chỉ bị bần cùng hóa mà còn bị lưu manh hóa, bị hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình nhưng vẫn giữ được thiên lương.

+ Phân tích nhân vật Chí Phèo: Hình ảnh người nông dân bị tha hóa, khát khao hoàn lương:

Một người nông dân lương thiện bị Bá Kiến đẩy vào nhà tù

Ra tù, Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại: mất hết nhân hình, nhân tính

Bị biến thành tay sai cho Bá Kiến.

+ Chí Phèo gặp Thị Nở và khao khát được làm người lương thiện: Nhân vật Thị Nở: Thị là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nam Cao: Thị xấu ma chê quỷ hờn nhưng có tấm lòng yêu thương con người, Thị là người đánh thức sự khao khát hoàn lương trong Chí đồng thời là người đẩy hắn vào con đường tuyệt vọng.

+ Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa tìm về cuộc đời lương thiện.

- Nghê thuật: Có những nét riêng, độc đáo:

+ Giọng văn khách quan, lạnh lùng nhưng bên trong ẩn chứa một niềm cảm thông và thái độ trân trọng.

+ Xây dựng nhân vật điển hình

+ Miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng độc thoại nội tâm, hình thức tự truyệ, giọng văn trần thuật.

c) Kết bài

* Đánh giá:

- Tác phẩm Chí Phèo thể hiện rõ phong cách Nam Cao về đề tài người nông dân bị tha hóa khát khao hoàn lương, thể hiện rõ chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua bút pháp nghệ thuật rất riêng nên tác phẩm để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng độc giả nhiều thế hệ.

- Câu nói của Shê-khốp là tiêu chí để đánh giá một nhà văn thực thụ, có phong cách riêng 

- Nêu yêu cầu với người sáng tác

- Định hướng cho người tiếp nhận văn học về phong cách một nhà văn.

Suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Shê-khốp. Từ đó phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Shê-khốp. Từ đó phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến trên

Nhà văn là người đưa người đọc đến với những tác phẩm của mình, chính vì vậy anh ta phải có “lối đi riêng”. “lối đi riêng” là hướng khai thác, phản ánh đời sống in đậm dấu ấn cá nhân của mỗi tác giả. Có thế đó là nét riêng trong phạm vi đề tài, chủ đè, cách tiếp nhận, cách nhìn riêng biệt… đó là một phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ để khi đề cập đến chúng ta có thể biết được đó chính là giọng điệu riêng của họ khó lẫn với ai khác. “giọng điệu riêng” cũng là một yếu tố không thể thiếu của mỗi một tác giả. Giọng điệu là điệu là cách để xác định phong cách của tác giả. Một nhà văn muốn có một phong cách riêng nhất thiết phải có một “giọng điệu riêng.” Theo từ điển thuật ngữ văn học thì: “giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò lớn tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.” ý kiến của Shê-khốp thực chất bàn về phong cách nghệ thuật với cấp độ khác nhau. Để trở thành một nhà văn, người cầm bút cần tìm ra cho mình một hướng tiếp cận, khai thác, phản ánh đời sống một cách độc đáo, còn để trở thành một nhà văn tài năng, người cầm bút cần tạo ra cho mình một giọng điệu riêng không lẫn với bất cứ nhà văn nào khác. “ nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc” (phượng lưu). 

Văn học là nghệ thuật, mà nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách riêng, không lặp lại người khác. Phong cách nghệ thuật là những nét độc đáo trong cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của một tác phẩm. với một tác giả, phong cách tạo nên sự từ sự lặp lại tương đối liên tục của các nét nghệ thuật độc đáo này. “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những cái gì chưa có” (Nam Cao). Phong cách nghệ thuật thể hiện ở cái nhìn, phạm vi đề tài, chủ đề, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu… Nếu như Thạch Lam chọn sự giao thoa giữa hiện thực và lãng mạn, tự sự với trữ tình; Nguyễn Tuân thì luôn khai thác đời sống ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, và Nam Cao lại luôn khai thác người nông dân trong mối quan hệ tính cách hoàn cảnh để làm bật lên nhân phẩm… Một nhà văn có tài phải là một nhà văn thực thụ, chân chính trong quá trình sáng tạo, “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, không lặp lại chính mình và người khác vì thế tác phẩm có giá trị sẽ để lại một dấu ấn riêng, đậm nét trong lòng độc giả theo thời gian. Nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm. Mỗi tác phẩm của nhà văn là đứa con tinh thần của họ nên phải có sự khám phá riêng, độc đáo về nội dung, tư tưởng đến hình thức Khi có được phong cách nghệ thuật riêng, tác giả sẽ làm nên sức sống cho tác phẩm và khẳng định tài năng của tác giả. Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vượt lên quy luật băng hoại của thời gian để trường tồn mãi mãi. Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Những năm 40 của thế kỷ. Trên văn đàn hiện thực Việt Nam. Nam Cao nổi bật với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của những kiếp người khổ đau trong bóng đêm của xã hội cũ. Đề tài người nông dân 1930-1945 được nhiều nhà văn đề cập đến những đề tài về người nông dân được Nam Cao khai thác rất độc đáo, rất riêng: họ không chỉ bị bần cùng hóa mà còn bị lưu manh hóa, bị hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình nhưng vẫn giữ được thiên lương. “Chí Phèo” là tác phẩm minh chứng cho điều đó. hân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là một nhân vật “có vấn đề” như thế, nhưng chính những lời văn mà tác giả viết về nhân vật này và những bi kịch mà y phải chịu đựng đã thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm mà Nam Cao muốn gửi gắm qua nhân vật này. Chí Phèo- nhân vật điển hình cho người nông dân bần cùng đến lưu manh hóa- quy luật có tính phổ biến trong xã hội trước CMT8. Chí Phèo có một tuổi thơ thật bất hạnh: Ngay từ khi chào đời, Chí Phèo đã là một đứa con hoang, bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ và không biết cha mẹ mình là ai. Chí lớn lên nhờ sự đùm bọc, cưu mang của dân làng. Lớn lên Chí đi ở hết nhà này đến nhà nọ. Cứ như thế, Chí lớn lên bình yên giữa những người dân nghèo khổ nhưng hiền lành. Chí cũng có ước mơ riêng của mình, đó là có một gia đình nho nhỏ “chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải”. Đến năm hai mươi tuổi, Chí trở thành một chàng trai có vẻ đẹp toàn vẹn từ ngoại hình mạnh khỏe cho đến nội tâm hiền lành. Nhưng rồi Chí đi làm cho nhà Bá Kiến và cũng chỉ vì chuyện ghen tuông vớ vẩn Chí bị đẩy vào tù, sau bảy, tám năm biệt tích trở về làng giờ đây Chí Phèo đã hoàn toàn thay đổi từ ngoại hình cho đến tính cách. Ngoại hình của Chí thật đáng sợ: cái đầu cạo trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết. Ngoại hình ấy ẩn chứa một tính cách đã hoàn toàn thay đổi, không còn tính cách “lành như đất” nữa mà giờ đây hắn chuyên đi đập đầu, rạch mặt ăn vạ, hắn lấy rượu để bầu bạn với mình và rồi trong cơn say hắn đến nhà Bá Kiến để trả thù nhưng kết quả của cả hai lần là hắn đã bị Bá Kiến “ru ngủ” bằng rượu, thịt và tiền. Và rồi từ đó, Chí rơi vào trạng thái mất phương hướng, không biết ai là kẻ thù của cuộc đời mình và lại tiếp tiếp tục rơi vào cái bẫy mà Bá Kiến đã giăng sẵn, hắn vào tù vì Bá Kiến và rồi khi ra tù lại tiếp tục biến mình thành tay sai cho chính kẻ thù của mình, còn gì nhục nhã hơn là điều đó. Cứ thế, cuộc đời hắn trượt dài trong những bi kịch, hắn không làm gì ngoài việc rạch mặt, ăn vạ để đòi tiền, để đâm chém những ai không cùng phe cánh với cụ Bá. Cuộc đời hắn chìm trong cơn say, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say và đánh nhau trong cơn say, “hắn đã phá tan bao nhiêu gia đình, đập vỡ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện”. chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa,… nhưng chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cứ như thế đời hắn trượt dài, nhìn vào mặt hắn người ta không biết hắn bao nhiêu tuổi. Cuộc đời hắn đã xem như là bỏ đi, nhân hình bị hủy hoại, nhân tính bị xói mòn. Cả làng Vũ Đại đều tránh mặt hắn mỗi lần hắn đi qua. Ngay cả bản thân hắn cũng quên sự có mặt của hắn ở trên đời. Nhưng rồi người nông dân bị lưu manh hóa ấy cuối cùng cũng đã thức tỉnh. Trong tâm hồn tưởng chừng như chai đá ấy của Chí vẫn còn le lói một ánh sáng của lương tâm, lương thiện chỉ cần có cơ hội thôi là sẽ bừng sáng. Và Nam Cao đã cho Chí một cơ hội để ánh sáng ấy có dịp bừng lên, đó là cho Chí được gặp gỡ với Thị Nở. Chính cuộc gặp gỡ ấy, sự chăm sóc ân cần của Thị cùng bát cháo hành nóng hổi nghi ngút khói đã làm sống dậy bản chất lương thiện của Chí. Được Thị Nở chăm sóc, Chí Phèo rất ngạc nhiên vì xưa nay nào hắn có thấy ai tự cho ai cái gì, hắn phải dọa nạt hay cướp giật mới có. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, hắn bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ và cùng với đó là khát vọng được sống một cuộc sống khác, được hòa nhập cùng mọi người, họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn tự đặt ra câu hỏi cho mình: hắn có thể làm bạn được sao lại chỉ gây thù? Thị Nở chính là người mà Chí đặt niềm tin vào, Chí tin Thị Nở sẽ là chiếc cầu nối giúp Chí trở về với cuộc sống đó. Nhưng rồi, khát khao sống một cuộc sống lương thiện của hắn vừa mới được nhen nhóm thì đã bị dập tắt. Chiếc cầu nối ấy đã bỏ hắn mà đi chỉ vì lời nói của bà cô: “đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao mà lại phải lấy một thằng không cha, không mẹ chỉ biết rạch mặt ăn vạ”, bỏ lại Chí với nỗi đau khổ đến tột cùng, hắn đau xót nhận ra rằng sẽ chẳng còn chiếc cầu nào mang hắn về với cuộc sống của những người lương thiện nữa. Những lời lẽ cuối cùng đã bộc lộ tất cả bi kịch nội tâm của Chí: “Tao muốn làm người lương thiện (…). Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”. Và cuối cùng, bi kịch đã biến thành thảm kịch. Tột đỉnh của sự khổ đau đã biến thành tột đỉnh của sự căm thù, uất hận. Chí thấy kẻ thù trước mắt cướp đi tình yêu của hắn chính là bà cô Thị Nở nhưng trong sâu thẳm tâm hồn có lẽ hắn vẫn ý thức được ai mới chính là kẻ thù gây nên một chuỗi dài bi kịch của cuộc đời mình. Hắn xách dao đến nhà bà cô Thị Nở nhưng lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến, Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu cuộc đời mình. Trong sự bế tắc đến tột cùng, Chí đã tự tìm ra lối thoát cho riêng mình, đó là cái chết, chết để kết thúc tất cả bi kịch của cuộc đời Chí. Không những thành công trên phương diện nội dung, Nam Cao còn tạo ra một phong cách nghệ thuật độc đáo. Bút pháp điển hình hoá đạt tới trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật. Nam Cao có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Tác giả có khả năng trong việc miêu tả tâm lý phức tạp của nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc rất sống động, có cá tính độc đáo. Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình nghệ thuật bất hủ. Họ vừa tiêu biểu cho một loại người có bề dày xã hội, vừa là những con người rất cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ. Khác với những nhân vật của một số nhà văn đương thời có chức năng chủ yếu là khái quát tính cách nhân vật. “Chí Phèo” của Nam Cao đã khái quát một hiện tượng phổ biến đã trở thành quy luật trong xã hội lúc bấy giờ; hiện tượng những người nông dân nghèo lương thiện do bị áp bức bóc lột đè nén nặng nề bị đẩy vào con đường tha hoá lưu manh. Tuy nhiên nhân vật của Nam Cao còn thể hiện như một nhân vật có cá tính hết sức độc đáo, không lặp lại, vừa đa dạng vừa thống nhất. Chí Phèo vừa là kẻ bán rẻ cả nhân tính, nhân hình để tồn tại, vừa là kẻ dám thủ tiêu sự sống của mình khi nhân phẩm đã trở về. Chí Phèo vừa là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một thằng triền miên chìm trong cơn say đến mất cả lý trí, vừa là kẻ khao khát lương thiện, muốn làm hoà với mọi người, vừa là một kẻ nô lệ thức tỉnh, một đầu óc sáng suốt nhất, tỉnh táo nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có tầm khái quát sâu sắc về quyền được làm người lương thiện đến mức Bá Kiến cũng phải ngạc nhiên. Một tính cách thật độc đáo, vừa là một gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị, vừa là nô lệ thức tỉnh, một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa khái quát sâu sắc vượt qua ngoài tâm. Một nhân vật như thế, chỉ có thể là của Nam Cao. Nghệ thuật trần thuật kể chuyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên hợp lý, hấp dẫn. Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả, vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh đặc sắc. Nhân vật Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của mình đối với những người có số phận bất hạnh. Ở sâu thẳm trong tâm hồn họ chính là sự khát khao hạnh phúc, được yêu thương và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tác phẩm Chí Phèo thể hiện rõ phong cách Nam Cao về đề tài người nông dân bị tha hóa khát khao hoàn lương, thể hiện rõ chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua bút pháp nghệ thuật rất riêng nên tác phẩm để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng độc giả nhiều thế hệ. 

Câu nói của Shê-khốp là tiêu chí để đánh giá một nhà văn thực thụ, có phong cách riêng. Nhà văn đã dẫn người đọc đến với tác phẩm của mình với một phong cách riêng, một giọng điệu riêng. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về hình một hình thức, một khám phá mới về nội dung. Đó mới chính là điều tạo nên giá trị của một tác phẩm. “cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào , là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói riêng của mình” (Ivan). Nhà phê bình văn học Nga đã từng viết: “ Nhà văn phải biết khơi lên ở con người lòng trắc ẩn, ý chí phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. Và Nam Cao – con người của “năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai, năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng ngả, năm năm cày xới để tự kiếm hoa khẳng định mình” đã làm được điều ấy với hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của mình. Chí Phèo – là tác phẩm ghi dấu tên tuổi của Nam Cao trong văn đàn Việt Nam, là tiếng kêu cứu thất thanh, là lời cảnh báo, là bức tranh tố cáo hiện thực tàn khốc của làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Chí Phèo mãi mãi là tác phẩm khó phai trong lòng người đọc.

icon-date
Xuất bản : 14/06/2022 - Cập nhật : 31/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads