logo

Suy nghĩ về phong trào ủng hộ Quỹ vì người nghèo

icon_facebook

Hướng dẫn lập dàn ý và các bài văn mẫu tham khảo chủ đề Suy nghĩ về phong trào ủng hộ Quỹ vì người nghèo ngắn gọn, hay nhất. Tuyển tập loạt bài văn mẫu 12 nghị luận xã hội hay, chi tiết, đầy đủ.


Hướng dẫn cách làm

Suy nghĩ về phong trào ủng hộ  Quỹ vì người nghèo | Nghị luận xã hội lớp 12 hay nhất

1. Giải thích

     Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta: “Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng nhà nước giải quyết, từng bước thanh toán đói nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, tầng lớp dân cư”

     Tham gia phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” thể hiện tấm lòng cao cả nhân văn “Thương người như thể thương thân” , “là lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Mọi người đều nên có ý thức ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” .

     Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” thu được kết quả to lớn trong nhiều năm qua, góp phần cùng nhà nước làm giảm số lượng và tỷ lệ người nghèo. Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc biểu dương và tặng giải thưởng vì đã thành công lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

2. Bàn luận

- Xóa đói giảm nghèo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta

- Xóa đói giảm nghèo muốn thành công phải huy động nguồn lực của toàn xã hội.

- Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” là hoạt động thiết thực huy động nguồn lực của toàn xã hội vào công việc xóa đói giảm nghèo.

- Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” là nét đẹp phát huy truyền thống đoàn kết, nhân văn, quan tâm đến người nghèo của dân tộc ta. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

- Mỗi người dân nên nhiệt tình tham gia phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”

3. Liên hệ

Bản thân em sẽ cố gắng trong từng việc có thể tham gia ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân tham gia phong trào.


Dàn ý Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.

1. Mở bài

– Tường thân tương ái là truyền thống của dân tộc.

– Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải biết chia sẻ.

– Giới thiệu về phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.

2. Thân bài

– Nêu hiểu biết của cá nhân về phong trào:

+ Xuất phát từ thực tế đất nước còn những người nghèo do hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, bệnh tật… và từ đạo lí “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc.

+ Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

+ Mục đích: Nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn giúp đỡ đồng bào trong lúc hoạn nạn.

+ Quy mô: Toàn quốc bao gồm cả những Việt kiều đang sống xa Tổ quốc và người nước ngoài đang sống

và làm việc tại Việt Nam.

– Những suy nghĩ của cá nhân về phong trào:

+ Phong trào mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Người trong một

nước thì thương nhau cùng”.

+ Vai trò tác dụng của phong trào (chia sẻ động viên tinh thần người nghèo, hỗ trợ một phần về vật chất;

khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc)

+ Cảm nghĩ và liên hệ với bản thân xúc động, tự hào trước truyền thống của dân tộc; mong muốn hành

động để góp phần nhỏ bé giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn; hoặc nêu những việc đã làm, nếu có).

3. Kết bài

– Khẳng định sự cần thiết của phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.


Bài mẫu Suy nghĩ về phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” số 1

Suy nghĩ về phong trào ủng hộ  Quỹ vì người nghèo | Nghị luận xã hội lớp 12 hay nhất (ảnh 2)

1. Mở bài:

     Nhiều năm nay, “Quỹ vì người nghèo” do mặt trận Tổ quốc Việt Nam thiết lập đã nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân, từ cán bộ, công chức đến tầng lớp doanh nhân. Vì sao phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” lan rộng và sôi nổi như vậy ?

2. Thân bài:

     "Quỹ vì người nghèo” góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo

     Phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” chứng tỏ ý thức cộng đồng cao của dân ta, góp sức cùng nhà nước thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tháng vì người nghèo hàng năm thu được hàng nghìn tỷ đồng, liên tục trong hàng chục năm nay, làm cho tỷ lệ người nghèo ở nước ta liên tục giảm xuống. Các nước bè bạn, cả thế giới khâm phục thành công về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Tổ chức Liên Hợp Quốc biểu dương và tặng giải thưởng về xóa đói giảm nghèo.

     Phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” thể hiện tinh thần đoàn kết, nhân văn, của nhân dân ta.

     Phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” thể hiện tinh thần đoàn kết, nhân văn cao cả trong tâm hồn con người Việt Nam. Mọi người dân nước ta đều hiểu sâu sắc “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Trải qua bao gian khổ, hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và thiên tai bão lụt, dân ta luôn có truyền thống “Thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Hình ảnh cụ già bớt chút lương hưu, các em học sinh bớt tiền ăn sáng của bố mẹ cho để san sẻ với bạn nhỏ bất hạnh hơn mình luôn làm cho mọi người xúc động và thức tỉnh lương tâm trách nhiệm ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.

     Công cuộc xóa đói giảm nghèo còn phải tiếp tục lâu dài , là mục tiêu “Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc” cũng như của Nhà nước Việt Nam. Chúng ta hàng năm phải có ý thức và hành động thiết thực cùng toàn dân, toàn hệ thống chính trị tham gia công cuộc xóa đói, giảm nghèo, mà cụ thể nhất là ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. “Nhường cơm sẽ áo, chị ngã em nâng”

     Mọi người nuôi dưỡng ý thức và hành động thiết thực ủng hộ quỹ vì người nghèo. Nước ta là nước đang phát triển, thu nhập thấp, đại bộ phận dân cư sinh sống, làm nghề nông, thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh ở người và gia súc, rủi ro trong làm ăn, tai nạn trong sinh hoạt làm cho người ta nghèo đi. Số lượng người nghèo của nước ta rất đông, từ tỷ lệ khoảng 60% cách đây 30 năm, nay vẫn còn khoảng 15% tức là hơn 10 triệu dân trong diện người nghèo. Công cuộc xóa đói giảm nghèo còn lâu dài và mỗi người chúng ta phải kiên trì hành động, luôn nuôi dưỡng tấm lòng nhân văn cao cả, nghĩa hiệp để có việc làm, hành động đóng góp ủng hộ quỹ vì người nghèo.

     Ông cha chúng ta có khái niệm “nợ đồng lần”. Người ta giúp mình việc gì đó không phải để mong được mình trả ơn, mà mong mình sẽ lại đi giúp những người khác. Như thế, những tấm lòng thơm thảo sẽ được nhân lên, những hoàn cảnh được chia sẻ sẽ được tăng lên theo cấp số cộng, cấp số nhân. Nhờ đó, xã hội chúng ta sẽ đầy những tấm lòng nhân ái, cuộc sống ấm áp ngày càng tươi đẹp, thanh bình, hạnh phúc. Giúp đỡ người nghèo, ủng hộ quỹ vì người nghèo là một trong những cách thiết thực biểu hiện sự quan tâm tới người khác, tới xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mình”.

3. Kết luận

     Một nhà văn Nga đã viết “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” . Nhà văn Pháp Misen Êken Mongtenho cũng đã viết “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa” .Một trong những việc nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người là hàng năm hãy có hành động thiết thực ủng hộ quỹ vì người nghèo.


Bài mẫu Suy nghĩ về phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” số 2

     Trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn cần được giúp đỡ. Mỗi ngày, vẫn có những nhà hảo tâm, những người tốt mang những yêu thương đi sẻ chia cho những số phận đó. Đó là hoạt động từ thiện – một trong những hoạt động tích cực đang được lan rộng hiện nay.

     Từ thiện là hoạt động chia sẻ, giúp đỡ người người yếu thế xuất phát từ tấm lòng, tình yêu thương của con người. Ngày nay, hoạt động từ thiện được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau của cả các tổ chức, cá nhân hay tập thể. Đó có thể là quyên góp tiền của cho những hoàn cảnh khó khăn, quyên góp quần áo, sách vở cho những bạn học sinh tại những vùng núi thiếu thốn, là những đợt cứu trợ nhân đạo do thiên tai bão lũ, là những đợt xóa đói giảm nghèo… Những hoạt động từ thiện đầy tính nhân văn này đang ngày càng được xã hội quan tâm và phát triển.

     Trong cuộc sống xã hội, dù ở bất cứ quốc gia nào cũng vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn bất hạnh. Đó có thể những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Đó có thể là nạn nhân của một vụ tai nạn thương tâm. Đó có thể là những con người thiệt thòi ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Đó cũng có thể là những người già neo đơn, những đứa trẻ bị bỏ rơi không ai chăm sóc… Họ không còn đủ khả năng để tự chăm sóc cho bản thân mà cần có sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội. Dù đất nước có phát triển đến mấy, xã hội có hưng thịnh đến mấy thì cũng không thể bao quát hết được tất cả những số phận ấy. Đâu đó trong cuộc sống vẫn có những con người bị lãng quên, bị chìm đắm trong đói khổ, đau thương. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam ta từ xưa đã răn dạy con cháu đạo lý :

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

     Truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau được truyền từ đời này qua đời khác, nó như một nét đẹp tiềm ẩn bên trong mỗi con người. Mỗi năm, mỗi tháng hay thậm chí mỗi ngày luôn có những chiến dịch ủng hộ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Ở các trường học đều có những đợt quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng sâu vùng xa hay những hòm từ thiện 1000 đồng đầy ý nghĩa. Những hành động từ thiện nhỏ bé như thế thôi nhưng lại ẩn chứa tình cảm, sự sẻ chia vô cùng lớn lao.

     Nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Làm từ thiện được gì? Những câu hỏi đó đâu có thực sự quan trọng với những người từ thiện. Họ làm từ thiện vì tâm họ bảo phải làm. Họ làm từ thiện để cho tấm lòng được thanh thản, làm để tạo phúc đức cho con cháu về sau. Họ làm để xoa dịu đi những thiếu thốn, những khó khăn bất hạnh trong cuộc đời. Chính những hành động từ thiện thật tâm ấy sẽ lan tỏa những điều tích cực đến toàn thể xã hội. Có như vậy, xã hội mới ngày một trở nên tốt đẹp hơn, lành mạnh và văn minh hơn.

     Tuy nhiên, hoạt động từ thiện hiện nay vẫn có những vấn đề vô cùng bất cập. Có những người chỉ làm từ thiện để lấy danh nghĩa, lấy sự nổi tiếng về cho bản thân chứ không xuất phát từ thực tâm thiện nguyện. Từ thiện là tốt nhưng từ thiện sai cách, sai đối tượng lại đem đến những điều phản tác dụng. Chắc hẳn chúng ta đã từng đọc được những thông tin dở khóc dở cười với những món đồ từ thiện là những bộ trang phục lòe loẹt, hở hang dành cho những cụ già neo đơn hay những gia đình khó khăn miền núi. Họ làm từ thiện nhưng lại không tìm hiểu xem nơi họ muốn chia sẻ cần gì, muốn gì. Vì vậy, hoạt động từ thiện cần được tổ chức cũng như tìm hiểu một cách bài bản để đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, vẫn có những con người sống vô cảm, thờ ơ với chính những hoàn cảnh khó khăn bên cạnh mình. Những con người ấy cần được giáo dục để thay đổi nhận thức một cách đúng đắn hơn.

     Mỗi người trong chúng ta mở rộng tấm lòng mình hơn để thấy cuộc đời này vẫn còn rất nhiều những số phận cần giúp đỡ. Sự giúp đỡ ấy không cần phải là những khối tài trợ lớn, những vật phẩm giá trị mà đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ, những lời hỏi thăm động viên từ tấm lòng là đủ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads