logo

Sức nhanh là gì?

Câu hỏi: Sức nhanh là gì?

Trả lời

Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, tốc độ thực hiện một động tác hoặc tốc độ di chuyển trong không gian khi hoạt động thể lực

[CHUẨN NHẤT] Sức nhanh là gì?

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm về sức nhanh và các ví dụ về sức nhanh nhé


I. Các phương pháp giáo dục sức nhanh 

 1. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động. 

1.1. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản. Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản là tập lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột. VD: Lặp lại nhiều lần với tiếng súng lệnh, chạy đổi hướng theo tín hiệu. Đối với người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt, sau đó sức nhanh phản ứng ổn định và rất khó có thể phát triển thêm. 

1.2. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp. Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong Thể thao gồm hai loại: Phản ứng đối với vật thể di động và phản ứng lựa chọn.

- Trong phản ứng đối với vật thể di động thì kỹ năng quan sát giữ vai trò cơ bản. Để phát triển kỹ năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối với vật di động, yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tốc độ vật thể, tăng tính bất ngờ và rút ngắn cự ly.

VD: Trò chơi vận động với bóng nhỏ. Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn một trong số những động tác có thể để đáp lại sự thay đổi hành vi của đối phương hoặc sự biến đổi tình huống.

 VD: VĐV đấu kiếm khi phòng thủ có thể lựa chọn một trong những động tác có thể sử dụng tuỳ theo động tác tấn công của đối phương. Tính phức tạp của phản ứng lựa chọn phụ thuộc vào tình huống cụ thể.

 1.3. Phương pháp rèn luyện tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác nào đó không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, mức hoàn thiện kỹ thuật. Vì vậy, rèn luyện sức nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với rèn luyện các tố chất thể lực khác và hoàn thiện kỹ thuật. Từ đó có thể tách biệt hai xu hướng trong rèn luyện tốc độ. - Nâng cao tần số động tác. - Hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tối đa.


II. Ví dụ

Ví dụ chạy nhanh tại chỗ hoặc chạy di chuyển trong 5s, 10s, 20s; chạy cự li ngắn hoặc đạp xe đạp lực kế nhanh trong 10s, 15s, 30s, 60s; nhảy dây nhanh trong 10s, 20s; chạy nhanh ở cự li 15m, 20m, 30m, vỗ tay nhanh… có rất nhiều ví dụ khác nữa. 

Có 3 loại sức nhanh cơ bản, đó là: Phản ứng nhanh, tần số động tác nhanh và thực hiện động tác đơn nhanh.

Ví dụ: Khi nghe thấy tín hiệu dừng thì dừng lại ngay hoặc đang chạy có tín hiệu thì chạy ngược lại ngay chiều vừa chạy… Khi nghe thấy tiếng súng phát lệnh hoặc hiệu lệnh “Chạy” người chạy phản ứng nhanh bằng động tác xuất phát. Trong đời sống, khi chúng ta đi xe đạp, xe máy trên đường bất ngờ có một tình huống xảy ra như có người chạy qua đường, người đi xe đạp phản ứng nhanh bằng cách thắng gấp hoặc điều khiển tay lái để tránh…
Ví dụ: Số lần bước chạy trong 1 giây, số lần bước đi bộ trong 1 phút, số lần tâng cầu hay nhảy dây trong 15s,20s,30s hoặc số lần quạt tay của VĐV bơi 50m,100m…

Ví dụ: Trong đấu võ đấu kiếm…xuất đòn nhanh khi đối phương ra đòn tấn công nhanh hoặc trong thi đấu bóng chuyền, khi đối phương đập bóng, lập tức bên bị tấn công có động tác đỡ bóng…
Trước hết, tố chất tốc độ được xác định là sức nhanh hoạt động cơ bản không thể thiếu được trong sinh hoạt, học tập, lao động hàng ngày của con người. Tố chất tốc độ là nền tảng để học sinh nắm vững các kỹ thuật phức tạp và nâng cao thành tích thể thao của mình. Tố chất tốc độ của học sinh không những giúp cho học sinh nắm vững kỹ thuật mà còn giúp hoàn thiện cũng như duy trì sự ổn định kỹ thuật. Chỉ có sự phát triển tố chất tốc độ đến trình độ cao mới có thể chịu đựng được lực vận động lớn trong học tập và rèn luyện. Tố chất tốc độ còn là tiền đề quan trọng cho việc ngăn ngừa các bệnh tật, chất lượng trong học tập và thi đấu.

Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản là tập lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột.
Đối với người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt, sau đó sức nhanh phản ứng ổn định và rất khó có thể phát triển thêm.
Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong thể thao có hai loại: Phản ứng đối với vật thể di động và phản ứng lựa chọn.

Trong phản ứng đối với vật thể di động thì kỹ năng quan sát giữ vai trò cơ bản. Để phát triển kỹ năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối với vật di động, yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tốc độ vật thể, tăng tính bất ngờ và rút ngắn cự ly.

Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn một trong số những động tác có thể để đáp lại sự thay đổi hành vi của đối phương hoặc sự biến đổi tình huống.

Ví dụ, VĐV đấu kiếm khi phòng thủ có thể lựa chọn một trong những động tác có thể sử dụng tuỳ theo động tác tấn công của đối phương.

Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác nào đó không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, mức hoàn thiện kỹ thuật.

Vì vậy, rèn luyện sức nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với rèn luyện các tố chất thể lực khác và hoàn thiện kỹ thuật. Từ đó có thể tách biệt hai xu hướng trong rèn luyện tốc độ.


III. Bài tập nâng cao sức nhanh cho đội tuyển môn Bóng đá 

Trong chương trình huấn luyện môn Bóng đá ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 các em chỉ được học các kĩ thuật cơ bản của môn Bóng đá chứ các em không được trang bị, rèn luyện nhiều về thể lực chuyên môn. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của phân phối chương trình và các bài tập hướng dẫn trong sách giáo khoa thì:

          - Thứ nhất: Học sinh chỉ biết được kĩ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kĩ thuật đó vào thi đấu thì không vận dụng được nhiều vì thiếu thể lực nên di chuyển chậm, lực cổ chân không đủ để đá đường bóng đúng yêu cầu.

          - Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu các em phát triển thể lực là chính.

          - Thứ ba: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em, nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.

          Với phong trào Bóng đá rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kĩ thuật động tác đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kĩ thuật động tác đánh cầu, kĩ thuật di chuyển từ kĩ năng đến kĩ xảo động tác thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú trong quá trình học môn Bóng đá của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.

*) Các bài tập phát triển sức nhanh

          Trong tập luyện và thi đấu môn Bóng đá, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đoạn tăng tốc, cướp bóng với tốc độ nhanh, biến hoá đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Bóng đá là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kĩ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi lựa chọn đưa vào đó là:

          Bài tập 1: Nhảy dây.

          - Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật dừng và sút bóng.

          - Chuẩn bị: 12 đến 13 dây nhảy đơn (Giáo viên mua hoặc học sinh tự chuẩn bị sẵn ở nhà).

          - Cách tập:

          + Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng “Chấn thuỷ” (giữa xương ức và bụng) thì dây vừa chạm vào đầu mũi bàn chân.

          + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không có bước đệm.

          - Thời gian: Mỗi tổ 1 phút, Nam thực hiện 3 tổ, Nữ thực hiện 2 tổ. Từng hàng ngang luân phiên nhau để tập luyện.

icon-date
Xuất bản : 20/10/2021 - Cập nhật : 28/07/2023