logo

Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch là” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu học tập môn Vật lí 11 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm: Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch là:

A. Là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân. 

B. Là nguyên nhân duy nhất của sự xuất hiện dòng điện chạy qua chất điện phân. 

C. Là dòng điện trong chất điện phân. 

D. Tạo ra hạt tải điện trong chắt điện phân.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Tạo ra hạt tải điện trong chất điện li

Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch tạo ra hạt tải điện trong chất điện li


Kiến thức tham khảo về bản chất dòng điện trong các môi trường


1. Dòng điện trong kim loại

a. Bản chất của dòng điện trong kim loại

Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch

Thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại:

- Trong kim loại, các nguyên tử bị mất electron hoá trị trở thành các ion dương. Các ion dương liên kết với nhau một cách có trật tự tạo thành mạng tinh thể kim loại. Các ion dương dao động nhiệt xung quanh nút mạng.

- Các electron hoá trị tách khỏi nguyên tử thành các electron tự do với mật độ n không đổi. Chúng chuyển động hỗn loạn toạ thành khí electron tự do choán toàn bộ thể tích của khối kim loại và không sinh ra dòng diện nào.

- Điện trường E do nguồn diện ngoài sinh ra, đầy khí electron trôi ngược chiều diện trường, tạo ra dòng diện.

- Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron tự do, là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại

- Hạt tài điện trong kim loại là các electron tự do. Mật độ của chúng rất cao nên chúng dẫn diện rất tốt.

Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch (ảnh 2)

- Vậy, dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.

- Bảng điện trở suất và hệ số nhiệt điện trở của một số kim loại ở 20°C.

Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch (ảnh 3)

b. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ

- Thí nghiệm chứng tỏ điện trở suất p của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất:

ρ=ρ0[1+α(t−t0)]ρ=ρ0[1+α(t−t0)] 

- Trong đó:

+ ρ0 là điện trở suất ở nhiệt độ t0oC (thường ở 20oC)

+ ρ là điện trở suất ở nhiệt độ toC

+ α là hệ số nhiệt điện trở (K-1)

- Hệ số nhiệt điện trở không những phụ thuộc vào nhiệt độ mà vào cả độ sạch và chế độ gia công của vật liệu đó.


2. Dòng điện trong chất điện phân

a. Thuyết điện li

- Trong dung dịch, các hợp chất hóa học như axit, bazơ và muối bị phân li (một phần hoặc toàn bộ) thành các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) tích điện gọi là ion; ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.

Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch (ảnh 4)

b. Bản chất dòng điện trong chất điện phân

Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch (ảnh 5)

- Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.

- Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.

- Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có các electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.

+ Ion dương chạy về phía catot nên gọi là cation.

+ Ion âm chạy về phía anot nên gọi là anion.


3. Dòng điện trong chất khí

a. Chất khí là môi trường cách điện

- Bình thường chất khí không dẫn điện, nó là một chất điện môi.

b. Khi có ngọn lửa ga hay chiếu bức xạ tử ngoại không khí trở thành dẫn điện

- Khi có ngọn lửa ga hay chiếu bức xạ tử ngoại không khí trở thành dẫn điện.

c. Bản chất dòng điện trong chất khí

Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch (ảnh 6)

* Sự ion hoá chất khí và tác nhân ion hoá:

- Ngọn lửa ga (nhiệt độ rất cao), tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là các tác nhân ion hoá. Nhờ có năng lượng cao, chúng ion hoá chất khí, tách phân tử khí trung hoà thành ion dương và êlectron tự do. Êlectron tự do lại có thể kết hợp với phân tử khí trung hoà thành ion âm. Các hạt tích điện này là hạt tải điện trong chất khí.

=> Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các êlectron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.

* Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí:

- Quá trình dẫn điện của chất khí mà ta vừa mô tả gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào.

- Thay đổi hiệu điện thế U giữa hai bản cực và ghi lại dòng điện I chạy qua chất khí, ta thấy quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.

- Nó có 3 đoạn rõ rệt:

+ Đoạn Oa: U nhỏ, dòng điện tăng theo U.

+ Đoạn ab: U đủ lớn dòng điện I đạt giá trị bão hoà. I không đổi khi U tăng.

+ Đoạn bc: U quá lớn, I tăng nhanh khi U tăng, chứng tỏ rằng khi hiệu điện thế đã quá lớn, sự tăng hiệu điện thế làm cho điện trở của chất khí giảm, mật độ hạt tải điện tăng.


4. Dòng điện trong chân không

- Chân không là môi trường đã được lấy đi các phân tử khí. Nó không chứa các hạt tải điện nên không dẫn điện.

- Để chân không dẫn điện ta phải đưa các electron vào trong đó.

- Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào trong khoảng chân không đó.

Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch (ảnh 7)

5. Dòng điện trong chất bán dẫn

- Một số chất ở phân nhóm chính nhóm 4 như Si, Ge trong những điều kiện khác nhau có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện, gọi là bán dẫn.

- Bán dẫn dẫn điện hằng hai loại hạt tải là electron và lỗ trống.

- Ở bán dẫn tinh khiết, mật độ electron bằng mật độ lỗ trống. Ở bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống rất lớn hơn mật độ electron. Ở bán dẫn loại n, mật độ electron rất lớn hơn mật độ lỗ trống.

- Lớp tiếp xúc n – p có đặc điểm cho dòng điện đi theo một chiều từ p sang n. Đây gọi là đặc tính chỉnh lưu. Đặc tính này được dùng để chế tạo diot bán dẫn. Bán dẫn còn được dùng chế tạo transistor có đặc tính khuyếch đại dòng điện.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022