logo

Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao? | Câu 2 trang 79 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Em bé thông minh (soạn 3 cách)

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Soạn cách 1

Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:

- Lần 1: Một viên quan được vua sai đi dò la tìm người tài giỏi, khi đi qua cánh đồng hai cha con cậu bé đang cày liền hỏi câu hỏi oái oăm, nghe câu hỏi cậu bé hỏi lại viên quan khiến viên quan sửng sốt, không biết đáp lại. Đây chỉ là hình thức đối đáp một cách thông minh, nhạy bén, không có ý thách đố.

- Lần 2:  Nghe được câu chuyện về cậu bé đã đối đáp tài tình với viên quan, ông vua bèn nảy ra ý thử thách sự thông minh của cậu bé. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, và yêu cầu phải nuôi ba con trâu ấy đẻ thành chín con, nếu không cả làng phải chịu tội. Cậu bé nhanh trí, cùng cha lên kinh thành kêu khóc, than với nhà vua cha không đẻ em bé cho chơi, khiến vua và quần thần bật cười. Lần này, thử thách đã khó hơn, nguy hiểm hơn nhưng cũng không làm cậu bé lo sợ mà đã dùng chính lý lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lý của mình.

- Lần 3: Nếu lần đầu tiên, cậu bé thách đố viên quan, thì lần thứ ba cậu mạnh mẽ đố lại nhà vua. Khi vua sai người mang con chim se đến bảo cậu bé làm thịt chim dọn thành ba mâm cỗ. Thử thách lần này đã khó hơn bộ phần vậy mà cậu bé vẫn giải quyết một cách thông minh khiến mọi người trầm trồ thán phục. Bởi vì cậu đã đưa lại cho sứ giả cây kim khâu và bảo đưa cho nhà vua cho người rèn thành con dao làm thịt chim.

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải câu đố của sứ thần nước láng giềng để chứng minh cho nước bạn thấy, nước mình cũng nhiều người tài giỏi, không làm mất mặt vua và quần thần. Đây chính là cách vận dụng sự thông minh cùng với tài văn chương của cậu bé với câu chúng “ Tang tình tang! Tính tình tang…”

⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:

     + Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố

     + Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố

     + Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.

Và thử thách càng khó, càng thấy sự khôn ngoan, lanh lợi của cậu bé. Cậu xứng đáng với danh hiệu trạng nguyên nước ta.

Soạn cách 2

Sự thông minh của cậu bé được thử thách qua bốn lần:

- Lần 1: Viên quan hỏi về đường cày ngày hôm nay của trâu.

- Lần 2: Đố nuôi trâu đực đẻ ra con.

- Lần 3: Thịt một con chim sẻ làm ba cỗ bàn thức ăn.

- Lần 4: Xâu chỉ qua đường ruột ốc dài.

Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng của người đố tăng dần, người giải đố cũng ở phạm vi rộng hơn, và độ khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.

Soạn cách 3

- Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

     + Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan.

     + Lần 2: Đáp lại thử thách của nhà vua.

     + Lần 3: Đáp lại thử thách của nhà vua.

     + Lần 4: Thử thách của sứ thần nước ngoài.

- Lần đố sau khó hơn lần đố trước vì:

     + Người đố: Từ viên quan → vua → sứ thần nước ngoài.

     + Tính chất của câu đố ngày một tăng. Để làm tăng sự oái oăm của câu đố và thử trí thông minh của em bé:

Lần 1: So sánh em bé với cha.

Lần 2: Em bé với dân làng.

Lần 3: Em bé với vua

Lần 4: Em bé với sứ thần nước ngoài.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 19/09/2023