logo

Sự khử là gì?

Câu hỏi: Sự khử là gì? Sự oxi hóa là gì?

Trả lời:

- Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất.

- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.

Ví dụ:

[CHUẨN NHẤT] Sự khử là gì?

Phản ứng trên đã xảy ra quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất FeO, ta nói đã có sự khử FeO tạo ra Fe. Khí Hđã chiếm nguyên tố oxi của FeO, ta nói đã xảy ra sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các bài tập về sự khử, sự oxi hóa nhé!


1. Phương pháp giải bài tập oxi hóa - khử

- Phản ứng oxi hoá - khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên. Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khá đều có cơ sở là phản ứng oxi hoá - khử.

- Nguyên tắc: Tổng số electron nhường = Tổng  số electron nhận

+ Bước 1. Xác định số oxi hóa thay đổi thế nào.

+ Bước 2. Lập thăng bằng electron.

+ Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phương trình phản ứng và tính các hệ số còn lại.

- Lưu ý:

+ Ta có thể cân bằng phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp tăng - giảm số oxi hóa với nguyên tắc: tổng số oxi hóa tăng = tổng số oxi hóa giảm.

+ Phản ứng oxi hóa - khử còn có thể được cân bằng theo phương pháp ion - electron: ví dụ SO42-, MnO4-, Cr2O72-, …

- Nếu trong một phương trình phản ứng oxi hóa – khử có nhiều nguyên tố có số oxi hóa cùng giảm (hoặc cùng tăng) mà:

+ Nếu chúng thuộc cũng một chất: thì phải đảm bảo tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

+ Nếu chúng thuộc các chất khác nhau: thì phải đảm bảo tỉ lệ số mol của các chất đó theo đề đã cho.

* Trường hợp đối với hợp chất hữu cơ:

- Trong trường hợp mà hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng có một nhóm nguyên tử thay đổi và một số nhóm không đổi thì nên xác định số oxi hóa của C trong từng nhóm rồi mới cân bằng.

- Trong trường hợp mà hợp chất hữu cơ thay đổi toàn bộ phân tử, nên cân bằng theo số oxi hóa trung bình của C.


2. Bài tập luyện tập

Câu hỏi 1: Một nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua (S2-) bằng cách: 

A  Nhận thêm một electron.  

B Nhường đi một electron. 

C Nhận thêm hai electron.  

D Nhường đi hai electron. 

Đáp án: C 

Phương pháp giải: Một nguyên tử trung hòa điện nhận thêm e để tạo thành ion âm, nhường e để tạo thành ion dương. 

Lời giải chi tiết: S + 2e → S2- 

Câu hỏi 2: Trong phản ứng: Cl2 + KBr → Br2 + KCl. Nguyên tố clo (Cl):

A. Chỉ bị oxi hoá.

B. Chỉ bị khử

C. Không bị khử, không bị oxi hóa

D Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử. 

Đáp án: B 

Phương pháp giải: 

- Chất khử (bị oxi hóa) là chất nhường e 

- Chất oxi hóa (bị khử) là chất nhận e Lời giải chi tiết: Cl2 + 2e → 2Cl

Ta thấy Cl2 là chất nhận e nên Cl2 là chất oxi hóa hay chất bị khử. 

Câu hỏi 3: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là:

A. 2,7g và 1,2g     

B. 5,4g và 2,4g     

C. 5,8g và 3,6g     

D. 1,2g và 2,4g

Đáp án: B

Hướng dẫn:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mH2 = 7,8 - 7,0 = 0,8 gam

Mặt khác theo công thức 1 và theo đề ta có hệ phương trình:

(Khi tham gia phản ứng nhôm nhường 3e, magie nhường 2e và H2 thu về 2e)

3.nAl + 2.nMg = 2.nH2 = 2.0.8/2 (1)

27.nAl + 24.nMg = 7,8 (2)

Giải phương trình (1), (2) ta có nAl =0.2 mol và nMg = 0.1 mol

Từ đó ta tính được mAl = 27.0,2 = 5,4 gam và mMg = 24.0,1 = 2,4 gam 

Câu hỏi 4: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 5,6 lít.     

B. 0,56 lít.     

C. 0,28 lít.     

D. 2,8 lít.

Đáp án: A

Hướng dẫn:

Ta có: Mn+7nhường 5e (Mn+2), Cl- thu 2e (Cl2)

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có :

5nKMnO4 = 2.nCl2

⇒ nCl2 = 5/2 nKMnO4 = 0,25 mol; VCl2 = 0,25 . 22,4 = 5,6 lít

icon-date
Xuất bản : 06/03/2022 - Cập nhật : 06/03/2022