Câu hỏi: Sự giống nhau và khác nhau về hình dạng và màu sắc của hạt ngô trong Hình 9.2?
Lời giải:
Giống nhau: hạt ngô mẩy, tròn, chắc.
Khác nhau: màu sắc: có bắp ngô một màu tím, màu vàng; có bắp ngô đan xen màu vàng đen, vàng tím...
Kiến thức mở rộng về công dụng, đặc điểm và cách chăm sóc cây ngô
Công dụng của ngô
Ngô (bắp) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta ngô là cây lương thực sau cây lúa, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào dân tộc sống ở vùng cao và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Để cây ngô (bắp) luôn tốt khỏe và cho năng suất cao, người trồng cần tuân thủ những phương pháp và kỹ thuật gieo trồng.
Đặc điểm thực vật học cây ngô
Ngô (Zea mays L.) là cây nông nghiệp một lá mầm thuộc chi Zea, họ hòa thảo (Poaceae hay còn gọi là Gramineae). Các giống ngô ở Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Song cây ngô đều có những dặc điểm chung về hình thái, giải phẫu. Các bộ phận của cây ngô bao gồm: rễ, thân, lá, hoa (bông cờ, bắp ngô) và hạt.
Chăm sóc ngô
Tưới đủ ẩm cho ngô từ khi trồng đến lúc khô bẹ bắp.
Nếu sau trồng gặp mưa gây ngập úng cần có biện pháp thoát nước kịp thời, tuyệt đối không để cây con bị ngập úng. Sau đó, cần ngâm lân super với nước, pha loãng tưới liên tục 2-3 lần, lần trước cách lần sau 3 - 4 ngày.
Nếu đất khô cần tưới ngay sau khi đặt bầu cho liền thổ và cây nhanh ra rễ mới.
Tiến hành dặm tỉa sớm khi cây 1 - 3 lá, định hình cây sớm bảo đảm mật độ. Sau khi dặm cần tưới nước để giúp cây nhanh phục hồi.