logo

Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã

Câu hỏi: Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã

A. Hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ

B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

C. Khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ.

D. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

Lời giải

Đáp án đúng: B

Di truyền một phần kiến thức vô cùng quan trọng và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về Di truyền liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen) qua các kiến thức sau đây nhé:

Năm 1910 Moocgan đã chọn cái gì làm thí nghiệm về di truyền? Cụ thể, ông lựa chọn ruồi giấm làm đối tượng thí nghiệm của mình. Bởi theo ông, ruồi giấm là loài có nhiều ưu điểm để nghiên cứu như dễ nuôi trong ống nghiệm, sinh sản nhiều và có vòng đời ngắn. Đặc biệt, đây là loài có nhiều biến dị để quan sát và số lượng nhiễm sắc thể (NST) ít.


Định nghĩa: Di truyền liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen) 

Là hiện tượng thay đổi vị trí 2 alen tương ứng do sự trao đổi đoạn của 2 cromatit trong cặp NST tương đồng xảy ra trong quá trình tiếp hợp ở kì đầu 1 giảm phân.

Thí nghiệm:

- Cho lai phân tích ruồi cái F1.

- Kết quả: Fa phân tính 4 kiểu hình tỉ lệ khác 1:1:1:1 -> ruồi cái F1 cho 4 loại giao tử tỉ lệ không bằng nhau.

Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã

Giải thích kết quả:

- Giảm phân tạo giao tử cái xảy ra hoán vị giữa 2 alen B, b (hoặc V, v) làm xuất hiện thêm 2 giao tử hoán vị Bv và bV -> thụ tinh xuất hiện 2 kiểu tổ hợp mới -> xuất hiện 2 kiểu hình mới (biến dị tổ hợp).
- hoán vị không đồng đều do tiếp hợp mà không trao đổi đoạn -> cho 4 loại giao tử không bằng nhau

+ 2 loại giao tử liên kết bằng nhau chiếm tỉ lệ cao.

+ 2 loại giao tử hoán vị bằng nhau chiếm tỉ lệ thấp.

Cơ sở tế bào học:

- Do sự trao đổi đoạn giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng xảy ra trong quá trình tiếp hợp ở kì đầu 1 giảm phân.

Dựa trên quy luật di truyền của Moocgan, có thể thấy, trong quá trình giảm phân để tạo ra giao tử cái, một số tế bào đã có sự liên kết và trao đổi chéo từng đoạn để tạo ra 4 loại giao tử. Trong đó, 2 loại giao tử liên kết sẽ luôn bằng nhau, và 2 loại giao tử hoán vị luôn bằng nhau.

Khác với di truyền liên kết hoàn toàn, ở di truyền liên kết không hoàn toàn xảy ra hiện tượng gọi là hoán vị gen và các gen trên cùng một NST có xu hướng liên kết với nhau.

Vậy khi nào thì các gen di truyền liên kết? Đối với di truyền liên kết hoàn toàn, các gen nằm vị trí gần nhau sẽ quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 NST có sự tương đồng. Ngược lại, khi các gen ở vị trí xa nhau sẽ tạo thành di truyền liên kết không hoàn toàn.

Tần số hoán vị gen:

- Khái niệm: tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị = (tổng số cá thể có hoán vị)/(tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích) < 50%

- Phụ thuộc 4 yếu tố:

+ Giới tính: đa số hoán vị xảy ra trong cả giảm phân tạo giao tử đực và cái

* 1 số loài hoán vj chỉ xảy ra khi giảm phân tạo giao tử đực (tằm)
* 1 số loài hoán vị chỉ xảy ra khi giảm phân tạo giao tử cái (ruồi giấm)

+ Khoảng cách giữa các gen trên 1 NST: càng xa tần số hoán vị càng cao.

+ Khoảng cách giữa gen và tâm động: càng xa tần số hoán vị càng cao.

+ Môi trường

Ý nghĩa:

Thí nghiệm của Moocgan đã chứng minh được quy luật và tỉ lệ của hoán vị gen. Vậy, hoán vị gen hay di truyền liên kết không hoàn toàn nói riêng và di truyền học Moocgan nói chung có ý nghĩa gì?

  • Tăng sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp, góp phần làm cho giới sinh vật đa dạng và phong phú hơn.
  • Trở thành nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa của các loài sinh vật.
  • Nhờ hoán vị gen mà những loại gen quý trên các NST có thể tổ hợp với nhau thành các liên kết mới. Qua đó tạo sự phát triển tốt cho sự tiến hóa về sau.
  • Thông qua việc xác định được tần số gen, các nhà khoa học có thể lập bản đồ di truyền.
icon-date
Xuất bản : 22/06/2021 - Cập nhật : 04/12/2022