Câu trả lời chính xác nhất: Sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang vì các phần tử nước dao động theo phương vuông góc và truyền sóng, hệ thống đang tự kết nối lại.
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm một số kiến thức về sóng trong vật lý nhé!
Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học (năng lượng, trạng thái dao động) trong môi trường vật chất đàn hồi theo thời gian. Dựa vào phương dao động của các phần tử và phương lan truyền của sóng người ta phân sóng thành hai loại là sóng dọc và sóng ngang.
a) Sóng dọc: Là sóng có phương dao động của các phần tử trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc có khả năng lan truyền trong cả 3 trạng thái của môi trường vật chất là Rắn, lỏng, khí.
Sóng dọc bao gồm sóng âm thanh (dao động trong áp suất, hạt li độ và vận tốc hạt truyền trong môi trường đàn hồi) và sóng P địa chấn (được tạo ra bởi động đất và các vụ nổ).
Trong các sóng dọc, sự dịch chuyển của môi trường song song với sự lan truyền của sóng và sóng có thể là thẳng hoặc tròn.
Nguyên nhân: Trong môi trường lực đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng nén, giãn.
Ví dụ: Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là sóng dọc.
b) Sóng ngang: Sóng ngang là sóng lan truyền trong đó các dao động diễn ra theo phương vuông góc với phương truyền năng lượng. Trong hệ tọa độ vuông góc nếu sóng lan truyền theo phương x dương, thì dao động diễn ra ở hướng lên và xuống trong mặt y-z.
Nguyên nhân: Trong môi trường lực đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng lệch.
Ví dụ: Sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang. Thổi vào mặt nước, sóng tạo thành và lan truyền trên mặt nước. Các phần tử nước dao động theo phương thẳng đứng còn phương truyền sóng là phương ngang nên sóng nước trong trường hợp này là sóng ngang.
Lưu ý:
- Sóng có vận tốc lớn nhất trong chất rắn và nhỏ nhất trong chất khí.
- Các tính chất đặc trưng của sóng: phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, giao thoa.
>>> Xem thêm: Công thức tính bước sóng
a) Sự truyền của sóng hình sin
- Dùng một sợi dây mềm, dài, căng ngang, đầu Q gắn vào tường, còn đầu P gắn vào một cần rung có tần số thấp mà ta không vẽ trên hình a. Cho cần rung dao động, làm đầu P của dây dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trên dây xuất hiện một sóng cơ có dạng hình sin lan truyền về đầu Q gọi là một sóng hình sin.
- Sau thời gian T, dao động của điểm P đã truyền tới điểm P , ở cách P một đoạn: P =λ=vT và P bắt đầu dao động hoàn toàn giống như P. Dao động từ P lại tiếp tục truyền xa hơn nên dây có dạng một đường hình sin, với các đỉnh không cố định mà dịch chuyển theo phương truyền sóng với tốc độ v.
b) Các đặc trưng của một sóng hình sin
- Biên độ A của sóng: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
- Chu kì T (hoặc tần số) của sóng: là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua. f=1/T gọi là tần số của sóng.
c) Tốc độ truyền sóng v: là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị không đổi.
d) Bước sóng λ: là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
>>> Xem thêm: Sóng điện từ là sóng gì? Tính chất đặc điểm bước sóng điện từ?
u = Acosω(t-x/v) = Acos2π (t/T-x/λ)
- Trong đó u là li độ tại điểm M có tọa độ x vào thời điểm t.
Vận tốc truyền sóng v: được tính bằng quãng đường mà sóng truyền đi trong một đơn vị thời gian:
Tần số f: đây là 1 đại lượng đặc trưng cho sự truyền sóng, mỗi sóng truyền đi đều có một tần số và bằng tần số của nguồn sóng, và không thay đổi giá trị khi đi qua những môi trường khác nhau.
Chu kì T: T=1/f
Bước sóng λ: là đoạn đường đi được của sóng ở một chu kì. Có thể xem là khoảng cách gần nhất theo phương truyền sóng giữa 2 điểm dao cùng pha dao động:
Độ lệch pha: gọi d là khoảng cách giữa 2 điểm trên phương truyền,
Từ đó, hai điểm cùng pha khi:
Ví dụ: Thổi vào mặt nước, sóng tạo thành và lan truyền trên mặt nước. Các phần tử nước dao động theo phương thẳng đứng còn phương truyền sóng là phương ngang nên sóng nước trong trường hợp này là sóng ngang.
Sóng ngang cơ học chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.
Thoạt nhìn thì chúng ta có cảm giác sóng ngang chuyển động theo chiều ngang nhưng thực chất thì các phần tử của sóng chuyển động lên và xuống theo chiều vuông góc với phương truyền sóng liên tiếp nhau tạo thành sóng ngang.
Ví dụ: Sóng nước, sóng điện từ
------------------------------------
Qua bài viết trên đây của Top lời giải đã giải đáp sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang. Mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều kiến thức bổ ích giúp học tốt hơn. Chúc các bạn đạt kết quả cao!