logo

Sơn nguyên là gì?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Sơn nguyên là gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Địa hình bề mặt Trái Đất là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Sơn nguyên là gì?

Sơn nguyên là một phần rộng về diện tích trên bề mặt Trái Đất, là sự kết hợp của các bình nguyên, cao nguyên, dãy núi và khối núi, đôi khi xen kẽ với các vùng lòng chảo bằng phẳng và rộng và nói chung nằm trên các thềm không phân chia ở độ cao lớn (trên 1.000m)

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Địa hình bề mặt Trái Đất dưới đây nhé


Kiến thức tham khảo về Địa hình bề mặt Trái Đất


1. Núi và độ cao của núi  

- Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.

- Có 3 bộ phận: Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)

- Phân loại núi:

+ Núi thấp: Dưới 1000m

+ Núi trung bình: từ 1000m-2000m

+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.

- Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.

+ Độ cao tương đối tính từ đỉnh núi lên chân núi.

+ Độ cao tuyệt đối tính từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.


2. Núi già và núi trẻ

Căn cứ vào thời gian hình thành và hình dạng của núi người ta phân ra núi già và núi trẻ.

- Núi già : 

+ Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. 

+ Đỉnh tròn 

+ Sườn thoải 

+ Thung lũng rộng 

- Núi trẻ : 

+ Hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm 

+ Đỉnh nhọ 

+ Sườn dốc 

+ Thung lũng hẹp, sâu. 

Nếu căn cứ vào độ cao thì người ta chia núi ra làm : 

- Núi thấp (dưới 1000 m) 

- Núi trung bình (từ 1000 m đến 2000 m) 

- Núi cao (từ 2000 m trở lên)

[ĐÚNG NHẤT] Sơn nguyên là gì?

3. Địa hình Caxtơ và các hang động.

- Địa hình Caxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

- Địa hình đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là đỉnh nhọn, sườn dốc.

- Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có thể phát triển du lịch

- Ví dụ: Ở Việt Nam có động Phong Nha ở Quảng Bình, động Tam Thanh ở Lạng Sơn.


4. Bài tập

Câu 1: Núi có độ cao lớn nhất thế giới là

A. Núi Phan-xi-păng

B. Núi An-đet

C. Núi Cooc-đi-ê

D. Núi E-vơ-ret

Câu 2: Núi trẻ là núi có đặc điểm:

A. Đỉnh tròn, sườn dốc

B. Đỉnh tròn, sườn thoải

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc

 D. Đỉnh nhọn, sườn thoải

Câu 3: Núi già là núi có đặc điểm:

A. Đỉnh tròn, sườn thoai thoải

B. Đỉnh nhọn, sườn thoai thoải

C. Đỉnh tròn, sườn dốc

D. Đỉnh nhọn, sườn dốc

Câu 4: Vùng núi đá vôi Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh:

A. Thanh Hóa

B. Nghệ An

C. Quảng Nam

D. Quảng Bình

Câu 5: Núi già thường có đỉnh:

A. Bằng phẳng

B. Nhọn

C. Cao

D. Tròn

Câu 6: Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta phân núi thành

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Đáp án đúng: B. 3 loại.

Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối):

 + Núi thấp: dưới 1000m

 + Núi trung bình: 1000 – 2000m

 + Núi cao: Trên 2000m.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với núi và độ cao của núi?

 A. Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.

 B. Sườn núi càng thoải thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.

 C. Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển.

 D. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi.

Đáp án đúng:  B. Sườn núi càng thoải thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.

Sườn núi càng dốc thì đường chân núi biểu hiện càng rõ. Nên B không đúng với đặc điểm của núi và độ cao của núi.

Câu 8: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:

 A. 1100m

 B. 1150m

 C. 950m

 D. 1200m

Đáp án đúng:  B. 1150m

Độ cao tuyệt đối = độ cao từ mực nước biển lên đến đỉnh núi

→ Độ cao tuyệt đối = 1150m

Câu 9: Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

 A. mực nước biển.

 B. chân núi.

 C. đáy đại dương.

 D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Đáp án đúng:  A. mực nước biển.

Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến mực nước biển.

Câu 10: Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

 A. nơi có sườn thoải.

 B. mực nước biển.

 C. đáy đại dương.

 D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Đáp án đúng:  D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến chỗ thấp nhất của chân núi.

icon-date
Xuất bản : 04/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022