logo

Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 7: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (ngắn nhất) | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

- Cảm xúc ở hai bài ca dao:

+Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội.

+Bài 2: Ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước và vẻ đẹp của cô gái đang ở độ tuổi đẹp nhất

- Người ta thổ lộ tình cảm là để bày tỏ lòng mình, khơi gợi sự đồng cảm

- Khi con người có những niềm vui hay nỗi buồn và muốn thể hiện nó thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm.

- Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

a. Nội dung chính của hai đoạn văn là tình cảm của người viết.

Ở đoạn (1), người viết thổ lộ nỗi nhớ khi xa bạn; những kỉ niệm gắn bó với bạn

Ở đoạn văn (2) là tình cảm mãnh liệt, tha thiết với quê hương và những vẻ đẹp bình dị của quê hương

b. Em tán thành với ý kiến đó. Tình cảm trong văn biểu cảm phải là tình cảm tốt đẹp, nhân văn, ca ngợi cái đẹp, khơi gợi sự đồng cảm, tình cảm ở người đọc. Còn nếu không phải tình cảm yêu thương thì phải có mục đích phê phán cái xấu chứ văn biểu cảm không nên chứa các tình cảm tiêu cực thiếu nhân văn.

c. Phương thức biểu hiện tình cảm ở đoạn (1) là biểu cảm trực tiếp, trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ nhung tới người đọc. Còn ở đoạn (2) ngoài các câu cảm thán, tình cảm được bày tỏ gián tiếp qua việc miêu tả chân thực gần gũi vẻ đẹp của quê hương.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Đoạn văn (2) là đoạn văn biểu cảm. Vì đoạn văn không đơn thuần là tả hoa hải đường theo cách định nghĩa mà còn chứa đựng tình cảm của tác giả.

- Nội dung biểu cảm: sự trân trọng và tình cảm dành cho hoa hải đường, bởi trần trọng vày yêu thích nên tác giả mới tỉ mỉ quan sát và có được nhận định tinh tế về loài hoa này.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài Sông núi nước Nam khẳng định mạnh mẽ độc lập chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ hòa bình đó cùng lời cảnh cáo giặc ngoại xâm.

Trong Phò giá về kinh tác giả thể hiện hào khí chiến thắng vẻ vang và khát vọng thái bình thịnh trị, nhân dân hạnh phúc ấm no.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một số bài văn biểu cảm hay: Lao xao (Duy Khán), Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Cô Tô (Nguyễn Tuân), Một thứ quà của núi non: Cốm (Thạch Lam),...

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Có lẽ, trong trái tim cua mỗi con người đều có một ngăn nhỏ dành cho quê hương thân yêu. Đúng vậy! Quê hương dù là một cái gì đi chăng nữa thì đó vẫn là nơi ta được sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm đẹp ở đây. Quê hương là nơi chôn giấu biết bao kỉ ức, tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi người. Là những ngày vui đùa bên bạn bè, bên dòng sông đầy thân thương. Quê hương đâu đó còn là người mẹ thứ hai chăm sóc cho ta khôn lớn từng ngày, là con đường dẫn lối ta đi tới trường với những người bạn thân thiết. Yêu sao những hình ảnh bình dị mà thân thương ấy của quê hương. Yêu lắm, quê hương ơi!
(Sưu tầm)

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021