logo

Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2 (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 7: Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2

Câu 1 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

       Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

       Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

- Tình cảm trong bài ca dao: Bài ca dao đã ngợi ca sự thiêng liêng của công cha nghĩa mẹ, đồng thời răn dạy mỗi người cần biết sống làm tròn đạo hiếu với cha mẹ

- Nghệ thuật: Bài ca dao được viết với thể thơ lục bát ngọt ngào như lời hát ru. Các hình ảnh so sánh công cha vs núi Thái Sơn, nghĩa mẹ với nước trong nguồn, đã thể hiện chân thực sự lớn lao, thuần khiết của tấm lòng cha mẹ đối với con cái.

Câu 2 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):           

Thân em vừa trắng lại vừa tròn           

Bảy nổi ba chìm với nước non           

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn           

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

-Giá trị nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và đồng cảm xót thương với thân phận phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

- Giá trị nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh "“ bánh trôi nước“ là hình ảnh độc đáo, ẩn dụ cho người phụ nữ. 

Câu 3 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Chép lại hai câu thơ Đường           

Mục đồng địch lí ngưu quy tận           

Bạch lộ song song phi hạ điền

Dịch nghĩa           

Mục dồng sáo vẳng trâu về hết           

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng

( Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra- Trần Nhân Tông)

- Lý do yêu thích: Hai câu thơ vẽ lên bức tranh thiên nhiên yên bình nơi làng quê

Câu 4 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Hai câu thơ về trăng trong bài   

+ Cảnh khuya: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa   

+ Rằm tháng giêng: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên( Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

- Nhận xét nghệ thuật miêu tả: Hai câu thơ miêu tả trăng tập trung vào ánh sáng của trăng cho thấy một nghệ thuật miêu tả tinh tế của Bác

- Qua đó có thể thấy Bác Hồ có một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên

Câu 5 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Qua việc hồi tưởng mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi tác giả đã cho thấy một tình yêu quê hương tha thiết khi cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa xuân bao trùm lên cảnh vật, và tình yêu mấy cũng là nỗi nhớ nhung da diết luôn hướng về mùa xuân Bắc Việt.

Câu 6 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Có công mài sắt có ngày nên kim   

+ ý nghĩa: Có chịu khó rèn luyện chăm chỉ mới có thể đạt được thành quả như mong muốn   

+ giá trị kinh nghiệm: khuyên răn mỗi người nên kiên trì trong công việc, trong cuộc sống- Ráng mỡ gà có nhà thì giữ   

+ ý nghĩa: Trời có màu vàng mỡ gà là chuẩn bị bão   

+ giá trị kinh nghiệm: Ý thức chủ động quan sát thiên nhiên để phòng tránh mưa bão

Câu 7 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Luận điểm chính trong văn bản nghị luận

- Bài 20 :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta   

+ Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.   

+ Tinh thần yêu nước được thể hiện qua thời gian từ trong lịch sử quá khứ đến hiện tại   

+ Nhiệm vụ phát huy tinh thần ấy.

- Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt   

+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hay và đẹp

+ Tiếng Việt phong phú và phát triển qua lịch sử

- Bài 23 :Đức tính giản dị của Bác Hồ   

+ Bác Hồ giản dị trong sinh hoạt, lối sống và làm việc   

+ Sự giản dị của Bác thống nhất trong đời sống hoạt động cách mạng lớn lao

Câu 8 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Chứng minh ý kiến của Hòa Thanh: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:

- Văn chương cho ta tình cảm đối với những thứ ta chưa từng biết tới, ví như tình yêu thiên nhiên với Côn Sơn khi đọc Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, hay lòng cảm thương đối với số phận người phụ nữ trong xã hội xưa khi đọc những câu ca dao,...

- Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình yêu thương cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước, yêu con người.

Câu 9 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Nghệ thuật tương phản là: đưa ra những chi tiết, hành động đối lập, tương phản nhằm làm nổi bật vấn đề, tư tưởng chính của tác phẩm

- Cách thể hiện thủ pháp này trong truyện Sống chết mặc bay:

+ Tương phản giữa sự cực khổ của nhân dân chống lũ và cuộc sống xa hoa của lũ quan lại vô trách nhiệm

+ Tương phản về thái độ của quan và dân trước bão lũ

⇒ Ý nghĩa: Khắc họa rõ nét sự vô trách nhiệm của tên quan lòng lang dạ thú và niềm xót xa trước cuộc sống khó khăn của người dân

Câu 10 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu: đó là đỉnh cao sự khinh thường, khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, và cũng là sự kiên định đối với nhân dân, đất nước 

Câu 11 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Thành ngữ Oan Thị Kính: dùng để nói về những nỗi oan ức cùng cực, không có cách nào giải oan được.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021
/* */ /* */
/*
*/