logo

Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ (ngắn nhất)

Để đáp ứng mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 7 ngắn nhất, dễ hiểu, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ (ngắn nhất)


Đọc - Hiểu tác phẩm

Câu 1 (trang 55 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Luận điểm chính của toàn bài: Bác Hồ có lối sống hết sức giản dị.

- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh ở các phương diện: bữa ăn, nhà ở, lối sống và làm việc, nói và viết   

+ Bữa cơm chỉ có vài ba món giản đơn   

+ Cái nhà sàn chỉ có hai ba phòng hòa cùng thiên nhiên   

+ Trong cuộc sống bình thường Bác tự mình làm mọi việc mà không cần mọi người giúp   

+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền nhưng đời sống tinh thần vẫn phong phú cao đẹp   

+ Giản dị trong lời nói bài viết

Câu 2 (trang 55 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Bố cục của bài văn

- Phần 1 (Từ đầu .... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp): Khẳng định sự nhất quán giữa đời sống chính trị lay trời chuyển đất và cuộc sống

giản dị của Bác

- Phần 2 (Tiếp......trong thế giới ngày nay): Các dẫn chứng cho thấy sự giản dị của Bác Hồ trong đời sống sinh hoạt và lối sống việc làm.

- Phần 3 (Còn lại): Bác giản dị trong lời nói và bài viết và sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.

Câu 3 (trang 55 Ngữ Văn 7 Tập 2):

* Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả trong đoạn văn trên:

- Trong đoạn văn trên tác giả đã có nghệ thuật chứng minh độc đáo, thuyết phục.Để chứng minh cho luận điểm chính tác giả đã đưa ra các

lý lẽ dẫn chứng hết sức thuyết phục và toàn diện trên nhiều khía cạnh giúp người đọc hình dung rõ ràng và chi tiết sự giản dị của Bác Hồ.

- Những chứng cứ này rất giàu sức thuyết phục bởi đây là dẫn chứng cụ thể, dễ hiểu và toàn diện

Câu 4 (trang 55 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Giải thích: Tác giả đưa ra lời giải thích vì sao Bác sống giản dị

- Bình luận: Tác giả nâng cao mở rộng vấn đề, khẳng định sự giản dị của Bác không phải sống đời sống khắc khổ mà là vẫn đi liền đời sống

tinh thần phong phú, đó là đời sống văn mình

Câu 5 (trang 55 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc sắc nghị luận trong bài văn này là sự kết hợp hài hòa giữa giải thích chứng minh và bình luận, giúp vấn đề chân thực và giàu sức thuyết phục.


Luyện tập

Bài 1 (trang 55 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Ví dụ về sự giản dị trong đời sống và thơ văn của Bác

- Bác luôn sử dụng những câu từ giản dị nhất khi làm thơ:         

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay         

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày         

Khách đến thì mời ngô nếp nướng         

Săn về thường chén thịt rừng quay         

Non xanh nước biếc tha hồ dạo         

Rượu ngọt chè ngon mặc sức say         

Kháng chiến thành công ta trở lại         

Trăng xưa hạc cũ với xuân này.

(Cảnh rừng Việt Bắc)

Bài 2 (trang 56 Ngữ Văn 7 Tập 2):

 - Giản dị là sống đơn giản không xa hoa, không cầu kì. Giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh: ăn mặc, nói năng, hành động,...

- Ý nghĩa:

+ Giản dị là lối sống đẹp

+ Giản dị giúp cuộc sống trở nên nhẹ nhàng đỡ phức tạp

+ Người sống giản dị nhận được sự yêu mến từ mọi người

Soạn văn lớp 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021