logo

Điệp ngữ (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 7: Điệp ngữ

Soạn văn lớp 7: Điệp ngữ | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai

Soạn văn lớp 7: Điệp ngữ | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

1. Ở khổ thơ đầu bài thơ tiếng gà trưa có từ nghe được lặp lạiỞ khổ thơ cuối cụm từ tiếng gà trưa được lặp lại

2. Việc lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh ý, nhấn mạnh cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng gà trưa, từ đó gây ấn tượng mạnh với người đọc


II. Các dạng điệp ngữ

- Trong bài Tiếng gà trưa là điệp ngữ cách quãng

- Còn trong đoạn a là điệp ngữ nối tiếp, đoạn b là điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)


III. Luyện tập

Bài 1 (trang 153 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Đoạn một điệp từ “dân tộc” (một dân tộc, dân tộc đó).

⇒Tác dụng: Nhấn mạnh ý khẳng định dân tộc ta có quyền tự do, độc lập, đó là chân lý là điều đúng đắn.

- Đoạn 2 có các điệp ngữ:   

+ Đi cấy   

+ Trông→ Tác dụng: nhấn mạnh công việc hàng ngày cùng sự khó khăn, cực nhọc, vất vả của người nông dân

Bài 2 (trang 153 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Trong đoạn văn trên có hai điệp ngữ:   

+ Xa nhau: điệp ngữ ngắt quãng   

+ Một giấc mơ: điệp ngữ chuyển tiếp

Bài 3 (trang 153 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Trong đoạn văn trên việc lặp lại một số từ ngữ không cần thiết khiến câu rườm rà, lủng củng và không có giá trị biểu cảm

b. Có thể sửa như sau:Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Ở đó em trồng rất nhiều loại hoa: nào là hoa cúc, thược dược, đồng tiền và cả lay ơn nữa. Ngày quốc tế phụ nữ em hái hoa sau vườn tặng mẹ và chị gái.

Bài 4 (trang 153 Ngữ Văn 7 Tập 1):

“Quê hương” hai tiếng ấy đơn sơ, giản dị mà chứa chan biết bao tình cảm. Quê hương là nơi ta chôn rau cất rốn, nơi ta lớn lên bên gia đình yêu dấu. Quê hương chứa chan bao niềm vui nỗi buồn của ta từ khi nhỏ tới khôn lớn trưởng thành. Có lẽ dù có đi xa tới đâu, dù mọi thứ có đổi thay thì quê hương mãi luôn chiếm một vị trí thiêng liêng trong lòng mỗi người.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021