logo

Soạn bài: Tổng kết phần văn học (Tiếp theo)

icon_facebook

Soạn bài: Tổng kết phần văn học - tiếp theo (chi tiết)


A. NHÌN CHUNG VỀ NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

Câu 1. Ghi tên tác giả, tác phẩm, thể loại của các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại được học và đọc thêm trong SGK Ngữ Văn

* Văn học Chữ Hán

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt:

+ Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

+ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông)

+ Sông núi nước Nam (?)

- Cáo: Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

- Song thất lục bát: Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm) (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

- Thất ngôn bát cú: Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

 * Văn học Chữ Nôm

- Truyện thơ:

+ Chị em Thúy Kiều; Cảnh ngày xuân; Kiều ở lầu Ngưng Bích; Mã Giám Sinh mua Kiều; Thúy Kiều báo ân, báo oán (trích Truyện Kiều);

+ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga; Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên);

- Truyền kì mạn lục: Chuyện người con gái Nam Xương

- Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi mười bốn

- Tùy bút: Vào phủ chúa Trịnh (trích Vũ Trung tùy bút);

- Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng;

- Thơ thất ngôn bát cú: Qua đèo Ngang (Bà huyện Thanh Quan); Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến); Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu); Đập đá ở Côn Lôn (Phan Chu Trinh);

- Song thất lục bát: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải); Song thất lục bát: Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm) (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm);

- Tấu: Bàn về phép học;

- Chiếu: Chiếu dời đô;

- Hịch: Hịch tướng sĩ;

 Câu 2. Phân biệt văn học dân gian với văn học viết

Văn học viết

Văn học dân gian

- Lưu hành bằng chữ viết, có tính ổn định, tính thành văn.

- Là đứa con tinh thần do tác giả thai nghén, màu sắc cá nhân rất rõ

- Lưu hành: truyền miệng, có nhiều dị bản, có tính không ổn định.

- Là sáng tác của nhân dân có tính tập thể, vô danh.

 

- Không chỉ qua cuộc sống lao động, sinh hoạt cộng đồng mà còn qua những rung động, xúc cảm, trải nghiệm của tác giả.

- Thường tác giả là những nho sĩ, trí thức.

- Lấy cảm hứng là cuộc sống bình dị của người dân lao động.

- Thường tác giả là những người lao động bình dị chốn thôn quê,…

Mang dấu ấn cá nhân nhiều, có sự pha trộn giữa truyền thống với hiện đại

- Là tiếng nói chung của cộng đồng, tập thể, không mang dấu ấn cá nhân.

 

 Câu 3. Ví dụ để thấy ảnh hưởng của văn học dân gian tới văn học viết

- Về mặt nội dung, văn học dân gian tạo cảm hứng cho sáng tác cho văn học viết. Ví dụ những ca dao, hò vè, thành ngữ thường khơi gợi cảm hứng về chủ đề thân phận người phụ nữ, người nông dân,…

- Về mặt nghệ thuật, văn học dân gian cung cấp chất liệu ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu,…

Ví dụ: trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương:

            Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

            Bảy nổi ba chìm với nước non.

            Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

            Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Câu 4. Phân tích một số dẫn chứng cho thấy tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam qua các thời kì

Yêu nước là cảm hứng lớn và xuyên suốt dòng chảy văn học Việt từ cổ đại, trung đại đến hiện đại. Từ xưa tình yêu nước đã thấm đẫm trong từng câu ca bài hát, như ngấm vào nguồn mạch của tâm hồn, tình cảm của họ.

Ví dụ:

       “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hoặc đến thời kì kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta vẫn một lòng yêu nước:

“ Chém cha những đứa sang giàu

Cậy thần, cậy thế cúi đầu nịnh Tây”

 Câu 5. Nêu những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại và một tác phẩm văn học hiện đại.

  • Văn học trung đại

Tinh thần nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện rất sâu sắc. Ông trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương – thùy mị, nết na, hết lòng yêu chồng thương con, hiếu thảo với mẹ chồng. Càng như vậy, ông càng đồng cảm và xót thương cho người con gái “hồng nhan bạc mệnh”, bị chồng vì ghen tuông vô cớ mà hiểu lầm, bao nỗi uất ức không tỏ thành lời dồn đầy nàng phải gieo mình xuống sông tự vẫn. Qua đó, ông lên tiếng phê phán xã hội bất công và chiến tranh phi nghĩa đẩy gia đình đến li tán, số phận con người bị đẩy đến tận cùng của khổ đau.

  • Văn học hiện đại

 Qua tác phẩm “Chị Dậu”, Ngô Tất Tố bày tỏ niềm cảm thông với số phận bị đau khổ, nghiệt ngã của người nông dân trong xã hội bất nhân, “ăn thịt người”. Chị Dậu bởi quá nghèo, lại gánh trên vai bao thứ sưu thuế vô lí nên đành nuốt đắng cay mà bán con, bán chó. Số phận con người trong xã hội đó quá nhỏ bé và hư vô, bị coi như rơm rác mà ai cũng có thể mặc sức dẫm đạp, hành hạ. Nhưng bằng con mắt tinh tế và trái tim đồng cảm sâu sắc, nhà văn vẫn nhìn được trong người phụ nữ tội nghiệp ấy sự tần tảo, yêu chồng thương con, hết lòng hi sinh vì gia đình. Cũng có lúc họ thật đẹp bởi tinh thần phản kháng, đấu tranh luôn tiềm ẩn và chỉ cần được thắp lên thôi thì nó cháy sáng thật mãnh liệt. Qua đó ngòi bút nhà văn đã lên án một cách đanh thép xã hội vô nhân tính, chà đạp lên nhân phẩm con người thời bấy giờ.


 B. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC

Câu 1. Kể tên các thể loại chính của văn học dân gian được học trong chương trình Ngữ Văn THCS, nêu định nghĩa ngắn gọn về từng thể loại.

- Truyền thuyết: là một thể loại văn học dân gian mang yếu tố tưởng tượng kì ảo, là những truyện truyền miệng kể về các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của quần chúng nhân dân, sử dụng nhiều biện pháp khoa trương, phóng đại đồng thời kết hợp các yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

- Truyện cổ tích: là một thể loại văn học dân gian mang yếu tố hư cấu, Truyện cổ tích thường mang ý nghĩa răn dạy cách sống như ở hiền gặp lành, yêu thương đồng loại, thật thà,…

- Truyện cười: là một lĩnh vực truyện kể dân gian... Sử dụng các yếu tố tương phản, phóng đại, xoáy vào cái xấu, cái dốt nhằm tạo tiếng cười cho người lao động hoặc đả kích thế lực thống trị gian xảo, tham lam,…

- Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian mang tính thế sự, sử dụng thủ pháp ẩn dụ để thuyết minh cho một lẽ sống đẹp, một triết lý hay một lời răn dạy về cách sống của ông cha.  

- Ca dao – dân ca: Ca dao là những câu thơ được âm điệu hóa thành dân ca, ru con... Nội dung ca dao thường là thể hiện tình yêu nam nữ, quan hệ gia đình máu mủ, các mối quan hệ khác,…

-Tục ngữ: những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như, được thể hiện một cách có vần điệu, nhịp nhàng,…

- Chèo: Đây là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam, thường lấy cốt truyện từ cổ tích,.. với đặc điểm là ngôn ngữ đa thành, đa nghĩa kết hợp với cách nói, cách hát ví von giàu tính tự sự.

 Câu 2. Tìm trong các truyện cổ tích mà em đã được học những nhân vật thuộc các loại sau: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng đặc biệt, nhân vật xấu xí, nhân vật ngốc nghếch.

- Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh,

- Nhân vật có tài năng đặc biệt: Sơn Tinh (hô mưa gọi gió)

- Nhân vật xấu xí: Sọ Dừa

- Nhân vật ngốc nghếch: Nhân vật chàng trai trong Kéo cây lúa lên; phú ông,…

 Câu 3. Qua bài thơ Qua đèo ngang minh họa cho quy tắc về niêm luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Bài thơ được gieo vần trắc, ví dụ 4 câu đầu:

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

___________T______ B _______T__B

Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

_________B ______T ____B___B

Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú

___________B _______T _____B__T

Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

___________T _____B ______T___B

 Câu 4. Em đã đọc những truyện thơ Nôm nào? Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện của những truyện thơ ấy và nhận xét sự giống nhau trong các cốt

2 truyện thơ Nôm là truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên

  • Truyện Kiều:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, và hai người đã thề nguyền đính ước với nhau. Tuy vậy sau đó ít lâu Kim Trọng về quê chịu tang chú. Cũng trong thời gian đó thì gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều không còn cách nào khác nên  phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh. Ngỡ là từ nay cuộc đời phiêu bạt đã có bến dừng chân nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư vốn là người có bản tính hay ghen tuông. Hoạn Thư tìm mọi cách để hành hạ và đuổi Kiều đi nên Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Tại đây Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang, Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải ra hàng, Từ Hải bị giết còn Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2. Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân như đúng lời gửi gắm của Kiều trước khi bán mình chuộc cha nhưng trong lòng chưa thể dứt bỏ tình xưa nghĩa cũ nên chàng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim – Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

  • Truyện Lục Vân Tiên:

Lục Vân Tiên xuất thân con nhà nghèo, khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Trên đường dự thi gặp và đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga và nàng hầu. Kiều Nguyệt Nga mang theo hình bóng của Lục Vân Tiên - người có ơn cứu mạng mình. Lục Vân Tiên ghé thăm nhà Võ Công - gia đình hứa trả con gái cho chàng. Lục Vân Tiên gặp bạn tốt: Vương Tử Trực, Hớn Minh; kẻ xấu: Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Sắp vào trường thi: Lục Vân Tiên nghe tin mẹ mất. Chàng bỏ thi, khóc thương xót mẹ mù cả hai mắt. Chàng bị bọn xấu lừa gạt lấy hết tiền, bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông, được Giao Long và vợ chồng Ngư ông cứu vớt. Lục Vân Tiên tìm đến nhà Võ Công thì bị hắt hủi, bỏ vào hang sâu, chàng được Thần núi và ông Tiều cứu giúp. Chàng gặp Hớn Minh, họ sống trong một ngôi chùa. Kiều Nguyệt Nga từ ngày được Lục Vân Tiên cứu khỏi tay bọn cướp, nàng thề nguyện chung thủy với chàng. Khi nàng bị bắt đi cống giặc Ô Qua, Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông tự vẫn nhưng được quan thế âm cứu giúp đưa vào nhà Bùi Kiệm, hắn ép Kiều Nguyệt Nga phải lấy hắn, nàng bỏ trốn được bà lão trong rừng đưa về nuôi. Lục Vân Tiên gặp thuốc tiên chữa khỏi mắt. Chàng thi đỗ Trạng Nguyên, sau đấy được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Thắng trận trở về chàng gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Từ đấy, hai người nên vợ nên chồng sống cuộc đời hạnh phúc.

Điểm giống nhau giữa 2 tác phẩm:

- Đều là những người tài giỏi, nam thanh nữ tú đang buổi xuân sắc

- Đều gặp nhau và đem lòng cảm mến, thề nguyện và đính ước.

- Đều trải qua những cơn khổ nạn, bị hãm hại, long đong lận đận

- Cuối cùng sau bao bão táp cuộc đời, họ lại được đoàn tụ gia đình và được gặp lại nhau

Câu 5. Lấy một số câu ca dao và vài đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để minh họa cho khả năng phong phú của thể thơ lục bát trong việc biểu hiện tâm trạng và kể chuyện, thuật việc.

Học sinh có thể chọn những đoạn trích đặc sắc như cảnh ngày xuân, trước lầu Ngưng Bích

Ví dụ:  Trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

=> Thể thơ lục bát giúp tác giả thể hiện được vẻ đẹp non tươi, mơn mởn của cảnh xuân, nét rạo rực trong lòng người, …

Câu 6. Nhận xét sự khác nhau trong cách trần thuật, xây dựng nhân vật trong văn học trung đại và văn học hiện đại

Tuy cùng thuộc loại hình tự sự, nhưng truyện ngắn hiện đại có nhiều đổi mới về phương thức tự sự, miêu tả so với truyện ngắn thời trung đại.

Văn học hiện đại

Văn học trung đại

- Cách trần thuật đa dạng với nhiều điểm nhìn liên tục di chuyển nhằm tạo tính khách quan và hấp dẫn: điểm nhìn trần thuật bên ngoài => di chuyển vào sâu nội tâm nhân vật

-Sử dụng đa dạng ngôi kể, đặc biệt là ngôi thứ nhất (tôi, ta, …) mang đậm dấu ấn cá nhân thường chỉ xuất hiện trong truyện hiện đại.

 

- Cách trần thuật thường theo motip có sẵn, chủ yếu là từ bên ngoài để mô tả, nhận định bên trong

- Do đặc trưng của văn học trung đại là khuôn thước cho nên người kể thường không bộc lộ quá nhiều dấu ấn cá nhân.

- Nhân vật được khắc hoạ từ nhiều phương diện: ngoại hình, hành động và nhất là nội tâm, qua lời người trần thuật và lời đối thoại, độc thoại của nhân vật. Nhân vật cũng có nhiều loại: nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng, nhân vật chức năng,...

 

 

- Nhân vật trong truyện trung đại thường chỉ được hiện ra qua lời kể, qua hành động và đối thoại, ít được thể hiện trực tiếp nội tâm, ít chú trọng khắc hoạ cá tính, vì thế thường thuộc nhân vật loại hình. Nhân vật mang tính biểu tượng cao.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác

image ads