Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Tronglòng mẹ” ( “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng ).
1. Mở bài:
Giới thiệu sơ lược về đoạn trích Trong lòng mẹ và nêu vấn đề về tình mẫu tử thiêng liêng trong đoạn trích
2. Thân bài:
** Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ:
- Thương mẹ, thương những nhọc nhằn, tủi nhục mà mẹ phải gồng gánh khi tha hương cầu thực nơi phương xa
- Tủi thân, khóc đến nghẹn ngào khi nghe những lời cay nghiệt, độc ác từ bà cô
- Căm ghét những hủ tục lạc hậu đã đày đoạ cuộc đời mẹ em
- Luôn tin yêu mẹ, tin là mẹ sẽ về trong ngày giỗ bố, khát khao, chờ đợi được gặp lại mẹ
- Hạnh phúc vỡ oà khi người ngồi trong xe là mẹ
- Niềm vui tột cùng khi được ấp áp trong sự yêu thương của lòng mẹ
** Tình cảm của mẹ dành cho cậu bé Hồng:
- Xa con nhưng luôn nghĩ và mong ngóng gặp con, ngày giỗ chồng chị chỉ mong thấy bóng dáng con yêu
- Vỗ về con, vuốt ve khi gặp lại con như một sự nâng niu, yêu thương vô bờ bến
3. Kết bài:
Khẳng định lại tình mẫu tử cao đẹp trong đoạn trích, rút ra bài học về phận làm con.
Đề 2: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Làng và hoàn cảnh sáng tác của truyện. Nêu vấn đề về tình yêu làng, yêu nước của những người nông dân.
2. Thân bài:
+ Sự gắn bó máu thịt với làng quê mình vốn là truyền thống tự bao đời của người dân Việt:
- Họ yêu làng mình, luôn nhớ về quê hương mỗi lúc đi xa
- Đau đớn, xót xa khi làng theo quân giặc
+ Sau khi giác ngộ được cách mạng, tình yêu làng của những người nông dân được thể hiện rõ rệt và trên nhiều phương diện hơn:
- Ông Hai tự hào về cái làng, về những ngày đắp đập, xây ụ chống giặc, tự hào và tin tưởng về những con người làm cách mạng, về phong trào chống giặc, theo kháng chiến của quê hương mình
- Luôn theo dõi với những chiến công đạt được của kháng chiến ở phòng tin tức
+ Tình yêu làng thể hiện sâu sắc khi ông Hai nghe tin làng mình phản cách mạng:
- Bất ngờ, cổ họng nghẹn lại, sững sờ trước cái tin "như trời đánh", không tin vào điều mình nghe thấy
- Về nhà lòng chán chường, nằm sấp ra giường, nặng nề một mối
- Tức giận, xót xa, đắng cay khi vợ kể lể
- Không ra ngoài suốt mấy ngày liền
- Đấu tranh tâm lý giữa việc về làng hay không -> tin vào cách mạng, chọn theo cụ Hồ
Khi nghe tin làng theo giặc được cải chính:
- Vui sướng, hớn hở hẳn ra
- Đi đâu cũng khoe nhà bị đốt
- Gánh nặng trong lòng như được trút
3. Kết bài:
Khẳng định lại tình yêu làng gắn với tình yêu đất nước của ông Hai.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 2