logo

Soạn bài: Những đứa trẻ “Thời thơ ấu”

Hướng dẫn soạn bài Những đứa trẻ để hiểu hơn về tình bạn hồn nhiên, trong sáng giữa những đứa trẻ không cùng địa vị xã hội với nhau, bất chấp định kiến của xã hội. Ngoài ra là nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, thu hút của tác giả Go-rơ-ki khi đan xen nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ tích với đời thường


Soạn bài: Những đứa trẻ “Thời thơ ấu” (chi tiết)

Soạn bài Những đứa trẻ (“Thời thơ ấu”) | Soạn văn 9

Câu 1. Bố cục

- Phần 1 (đầu đến “ấn em nó xuống cúi”): tình bạn đầy hồn nhiên và trong trẻo của những đứa trẻ

- Phần 2 (tiếp đến “cấm không được đến nhà tao”): sự cấm đoán với tình bạn của chúng

 - Phần 3: (còn lại): sự tiếp diễn của tình bạn vượt qua mọi định kiến và ngăn cấm

* Nhiều chi tiết trong phần 1 và 3 đã tạo nên sự liên kết và thống nhất vô cùng chặt chẽ, hợp lý: ví dụ như sự gặp mặt và trò chuyện của những đứa trẻ hàng xóm với nhau, chi tiết chú chim, những câu chuyện cổ tích có nhân vật dì ghẻ mà chúng kể cho nhau nghe, hình ảnh người bà hiền hậu tiếp tục xuất hiện trong phần cuối khiến mạch truyện không hề bị ngắt quãng dù cho ở phần hai, tình bạn của những đứa trẻ này bị người lớn cấm đoán.

Câu 2. Hoàn cảnh ngăn cách giữa hai gia đình ảnh hưởng đến tình bạn của lũ trẻ.

Nhà ngoại của A - li - ô - sa là hàng xóm kề cận với gia đình đại tá Ốp - xi - an - ni- cốp – bố của hai người bạn mà A-li-ô-sa từng trò chuyện. Tuy nhiên, sự phân biệt và mâu thuẫn về giai cấp, cách bức về giàu nghèo khiến cho đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp căm ghét hàng xóm và cấm đoán sự giao du của những đứa trẻ thuộc hai nhà. 

Tuy bị người lớn ngăn cấm nhưng điều này không thể cản chúng trò chuyện và chơi với nhau bằng những gì hồn nhiên nhất. Chúng là những đứa bé có cùng cảnh ngộ vì vậy nên có rất nhiều điều để chia sẻ cùng nhau. Chú bé A-li-ô-sa mồ côi cha từ nhỏ lại phải sống thiếu thốn tình cảm thêm nữa bởi mẹ đi lấy chồng. Còn hai đứa con của lão đại tá thì thiếu hơi ấm của người mẹ ruột, phải sống cùng với một người cha nghiêm khắc, cục cằn và người mẹ kế mà qua lời kể thì cũng không dành quá nhiều tình thương cho chúng. Bởi vậy nên chúng có thể dễ dàng đồng cảm với một chú chim, lắng lại trong nhiều suy nghĩ và thông cảm cũng nhau trong câu chuyện bà mẹ kế.

⇒ Gặp gỡ, kết bạn và thân thiết với những con người cùng chung số phận, hoàn cảnh, nhà văn thực sự đã trải qua một tình bạn đẹp mà không chút vị kỉ, tự lợi hay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như giai cấp, giàu nghèo. Họ chia sẻ và làm bạn với nhau chỉ đơn thuần là dựa trên nền tảng của sự thấu hiểu và sẻ chia. Tình cảm này khiến nhà văn nhớ mãi không quên và dù cho 30 năm sau thuật lại, câu chuyện ấy vẫn nguyên vẹn cảm xúc như ngày đầu tiên lũ trẻ quen và thân thiết với nhau.

Câu 3. Hình ảnh những đứa trẻ hàng xóm qua cảm nhận của A-li-ô-sa.

- Trước khi thân thiết: cậu bé chẳng biết gì về hai người hàng xóm và chỉ có thể nhận diện hai anh em qua tầm vóc và dáng hình của chúng.

- Khi đã trở thành bạn và thân thiết với nhau rồi:

Nhắc đến dì ghẻ, cậu bé thấy những người bạn ngay lập tức: "chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con", "tức thì cả mấy đứa trẻ… những con ngỗng ngoan ngoãn"

=> Hình ảnh những chú gà con đầy ngơ ngác, tội nghiệp và có chút gì đó thiếu sự an toàn để lại trong tâm trí A-li-ô-sa niềm thương cảm với nỗi sợ của lũ trẻ. Cậu biết được rằng hình ảnh co cụm lại vừa là sợ hãi cũng vừa là tìm kiếm sự an toàn của những đứa trẻ bất hạnh. Chúng như đàn gà con lạc mẹ sợ hãi khi phải đối diện với sự hành hạ, ghẻ lạnh của người mà chúng đang phải gọi là mẹ. Hình ảnh mụ dì ghẻ trong những câu chuyện cổ tích mà ba đứa trẻ nhắc đến càng khắc sâu nỗi sợ hãi này hơn.

=> Từ đó, cậu bé càng thương xót và đồng cảm hơn với cuộc sống và nỗi niềm của những người bạn. Trong lời kể của cậu có chút ngậm ngùi, xót xa và lo lắng cho cuộc sống vốn đã kém hạnh phúc của những người bạn bé nhỏ này.

Câu 4. Sự lồng ghép giữa đời thường và cổ tích.

- Thông qua hình ảnh những người bà và mẹ, chất đời thường và chất cổ tich được hài hòa, gắn kết hơn trong câu chuyện của Marxim Gorky. Khi đứa trẻ nhà đại tá nói về người mẹ quá cố, A-li-ô-sa xuất hiện khá nhiều suy tưởng và độc thoại nội tâm trong đầu của mình. Cậu lạc vào thế giới cổ tích mà cậu vẫn thường nghe bà kể. Cậu tin mẹ sẽ quay về và mụ dì ghẻ sẽ bị trừng trị. Cậu kể lại điều đó với niềm say mê tột độ và cố gắng thuyết phục những đứa trẻ mất mẹ rằng mẹ chúng sẽ quay về.

- Ở phần ba, hình ảnh người bà lại xuất hiện và đây cũng chính là điểm sáng yêu thương xoa dịu phần nào tuổi thơ bất hạnh của lũ trẻ. Bà là người có vai trò và ý nghĩa rất lớn của cuộc đời chúng. Hình ảnh người bà chất chứa nhiều yêu thương, gắm trọn với thế giới cổ tích lấp lánh mà các em vẫn hằng mơ đến. Dù mồ côi cha, xa mẹ từ bé nhưng ít ra, A-li-ô-sa vẫn may mắn hơn hai người bạn hàng xóm bởi em vẫn còn có người thương yêu mình thật lòng, chăm sóc lo lắng và nuôi dưỡng thế giới tâm hồn em bằng sự quan tâm, bằng những câu chuyện cổ tích. Nhờ những điều đó mà em có thể lớn lên với một trái tim nhân hậu, bao dung và biết thương xót, đồng cảm với người khác.

=> Sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và nhân văn trong tác phẩm khiến cho ý nghĩa và tính nhân văn trong câu chuyện được đề cao. Để lại nhiều trăn trở và suy ngẫm cho độc giả về tình thương, về lòng vị tha và về tình bạn trong sáng, đẹp đẽ ở đời.


Soạn bài Những đứa trẻ (hay nhất)

Câu chuyện là những hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ của mình với tình bạn thắm thiết cùng ba đứa con đại tá láng giềng. Với những sự kiện đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa lớn lao thể hiện tình bạn thắm thiết, đáng trân trọng.

Câu 1. Thử chia văn bản này thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ.

Phần 1: Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”: Sự vô tư hồn nhiên

Phần 2: “Trời đã bắt đầu tối… không được đến nhà tao”: Sự mạnh mẽ nhưng vẫn xen lẫn chút rụt rè

Phần 3: Còn lại: Sự vui tươi tin tưởng.

Câu 2.  Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp – xi – an – ni – cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.

 Ba đứa con của đại tá thuộc tầng lớp quan chức giàu sang nên bị cấm đoán không được chơi với A li ô sa, thuộc tầng lớp dân thường. Nhưng chúng có hoàn cảnh giống nhau nên dễ gần và trở nên thân thiết, Aliosa mất bố, mẹ đi lấy chồng khác thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà là người hiền hậu, ba đứa trẻ kia tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ mất sống với dì ghẻ, bố thì cấm đoán, nghiêm khắc, đánh đòn,… Do đó, chúng đồng cảm với nhau và trở nên thân thiết, thấu hiểu lẫn nhau.

 Giữa A li ô sa và ba đứa con đại tá thuộc các tầng lớp khác nhau nhưng chúng đều là những đứa trẻ mồ côi mẹ đáng thương.

Câu 3. Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A – li – ô – sa; sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.

Khi kể chuyện mẹ chết, chúng ngồi sát vào nhau giống như những “chú gà con”. Khi đại tá Ốp xi an ni cốp bất chợt xuất hiện mắng: “tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà. Đoạn miêu tả vừa thể hiện thế giới bên ngoài vừa thể hiện nội tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế.

Là những đứa trẻ thiếu tình thương của mẹ chúng là hàng xóm của nhau, từng cứu nhau thoát nạn. Sau gần một tuần không được gặp nhau, đứa trên cây đứa dưới sân phát hiện ra nhau. Rồi cả lũ cùng nhau chui vào xe trượt tuyết.  A li ô sa trèo cây bắt chim, nhưng nhanh chóng từ bỏ ý định khi 1 đứa bạn nhỏ nhất phản đôi, cậu ta sẵn sàng bắt 1 con chim bạc yến theo ý muốn của bạn. A li ô sa là đứa  trẻ biết sống cho bạn hết lòng yêu quý bạn, những đứa trẻ mồ côi thật là cô độc yếu ớt đáng thương. Chúng rất cần người lớn che chở đùm bọc. Cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi nhen lên hy vọng nơi chúng.

Câu 4. Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go – rơ – ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản này?

Trong truyện cổ tích mụ dì ghẻ thường độc ác, và tàn bạo, dì ghẻ của ba đứa trẻ cũng vậy, cũng chẳng yêu thương gì chúng. Ở truyện cổ tích mẹ chết chỉ vì phù thủy phù phép nhưng mẹ ở đây đã chết không cách nào thay đổi. Hình ảnh bà ngoài Aliosa là người nhân hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích cũng là những người hiền từ, nhân hậu.  Truyện cổ tích xoa dịu nỗi đau, sự trống trải, thiếu vắng tình thương, những đứa trẻ ngây thơ trong trắng, tình bạn thân thiết sẻ chia… Chúng chìm đắm trong truyện cổ tích như một sự an ủi cho những tổn thương, mất mát, thiếu thốn mà chúng đang phải trải qua.

*) Tổng kết:

Qua đây người đọc cảm nhận sâu sắc tâm hồn trẻ thơ trong sáng, sống thiếu thốn tình cảm và hiểu được dụng ý nghệ thuật tác giả lồng ghép trong tiểu thuyết tạo nên câu chuyện cảm động. 


Tổng kết bài Những đứa trẻ

Soạn bài Những đứa trẻ (“Thời thơ ấu”) | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan truyện ngắn Những đứa trẻ:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác