Con chó Bấc là một truyện ngắn đặc sắc trích trong tác phẩm nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mỹ Giắc Lân-đơn viết về một chú chó làm nghề kéo xe. Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Con chó Bấc trong chương trình Ngữ văn 9 để hiểu hơn về tác phẩm nhé
Câu 1. Xác định bố cục bài văn theo trật tự diễn biến sau. Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đâu, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?
* Bố cục
- Mở đầu: Đoạn 1
- Tình cảm của Thoóc-tơn đối với chú chó Bấc: Đoạn 2
- Tình cảm của Bấc với Thoóc – tơn: Đoạn còn lại.
* Biểu hiện tình cảm mà nhà văn muốn nói đến:
Trong ba phần trên, phần thứ ba dài hơn cả. Sở dĩ có sự ưu tiên về dung lượng vậy vì tác giả mục đích chính là kể chuyện con chó Bấc và nhấn mạnh tình cảm yêu thương, gắn bó của nó đối với chủ.
Câu 2. Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc –tơn đối với Bấc.
Thoóc - tơn không coi Bấc chỉ là một con chó mà là một đứa con cần được chăm sóc, vỗ về, là người bạn đồng hành, là bạn bè của anh.
Sự đặc biệt trong cách đối xử được biểu hiện ở những chi tiết sau:
- Nhà văn đã so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác (thẩm phán Mi-lơ và những đứa con của ông ta) ” nó chưa hề cảm thấy tình yêu thương như vậy…”. Với đứa con của ông Thẩm thì đó chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường. Với cháu nhỏ của ông Thẩm, đó là chuyện ra oai hộ vệ. Với ông Thẩm, đó là tình bạn trịnh trọng nhưng có phần câu nệ lễ tiết và xa cách. Như vậy, với chủ cũ, chú chó Bấc chưa có sự gắn kết, vẫn có sự phân biệt người - vật, chủ - tớ.
- Thoóc-tơn thực sự chăm sóc Bấc như chăm sóc một người bạn thông qua việc thể hiện ngay trong cách anh biểu hiện tình cảm với Bấc: Anh chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm "rủ rỉ bên tai", trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên: "Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!". Nếu không thực sự gắn bó và yêu thương,Thoóc-tơn chắc chắn không thể rất coi trọng tình cảm, ngay cả đối với những con vật của mình.
Câu 3. Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này?
Anh chăm sóc những con chó "như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc". Bấc vốn là một con chó thông minh, nó hiểu được tình cảm ẩn chứa qua những cử chỉ của chủ nó. Cảm xúc mỗi khi được đến đến độ "tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất". Mỗi cử chỉ của Bấc cũng thể hiện quá nhiều ý nghĩa giống như một con người khiến cho Thoóc-tơn cũng như muốn kêu lên, tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời chứ không phải chỉ qua hành động.
Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng rất khác thường: ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu. Nó không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà chỉ lặng lẽ tôn thờ chủ theo cách rất riêng mà chỉ nó mới có thể bộc lộ như vậy. Sự đặc biệt đó khiến sợi dây tình cảm vô hình của Bấc và Thoóc-tơn lại càng đặc biệt hơn. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc-tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bấc đối với người chủ mang trong mình những tình cảm mà trước đó nó chưa từng cảm nhận được bao giờ.
Cũng chính bởi vì quá yêu và gắn bó với chủ cho nên Bấc rất sợ mất Thoóc- tơn. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc-tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ "trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ..." rất sống động.
=> Tác giả đang miêu tả tình cảm của một chú chó, nó có thể không nói được tiếng người nhưng những cử chỉ, hành động của nó còn có khả năng truyền tải cảm xúc hơn cả ngôn ngữ.
Câu 4. Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc.
Hình ảnh Bấc dưới ngòi bút của tác giả không hề được phi thường hóa hay lãng mạn hóa gây cảm giác phóng đại quá mức. Bấc rất giản dị và mang đầy đủ đặc điểm và tập tính của loài chó nhưng Bấc lại không hề mờ nhạt và trộn lẫn. Tâm hồn của Bấc được miêu tả cực kỳ sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động khiến Bấc như một con người bằng xương bằng thịt, biết yêu ghét hờn giận...
=> Điều đó cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết của ông đối với loài vật.
Chó là loài động vật sớm được con người đồng hóa, và xuất hiện nhiều trong văn học thế giới. Con chó là một trong những loài vật đặc biệt sống rất có tình cảm. Nó trở thành một nhân vật khác lạ và đặc biệt trong mỗi tác phẩm văn học.
Câu 1. Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây:
a) Mở đầu,
b) Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc,
c) Tình cảm của Bấc đối với chủ.
Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?
- Phần 1: Từ đầu đến khơi dậy lên được
- Phần 2: Tiếp đến biết nói đấy
- Phần 3: Còn lại
⇒ Cách chia bố cục như vậy tác giả muốn miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với chủ. Nhưng trước đó, sau đoạn mở đầu, tác giả lại dùng một đoạn nói về tình cảm của chủ đối với chó Bấc. Đó là dụng ý nghệ thuật vì đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình cảm đặc biệt của chó với người.
Câu 2. Cách cư xử của thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?
“Thooc – tơn là một ông chủ lý tưởng” , nếu mọi người chăm sóc chúng như một nghĩa vụ hay vì lợi ích kinh doanh hoặc làm công cụ thì ông lại khác. Ông luôn chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào không biết chán như chơi với con mình; túm chặt lấy đầu Bác, đẩy tới đẩy lui, khe khẽ thốt lên những tiếng rủ rỉ, âu yến như lời nựng con của những ông bố, bà mẹ. Đó là tình cảm chân thật và sâu sắc. Tình yêu thương đó đã tạo ra sức mạnh cảm hóa đàn chó, biến lũ chó hoang dữ thành những con vật có tình nghĩa, sống chung thủy, hiền lành, biết giúp đỡ, hỗ trợ chủ nhân của mình. Tác giả dành một đoạn để nói về tình cảm của Thooc – tơn với chó Bấc để cho chúng ta hiểu chính tình cảm trân thành từ con người đã cảm hóa mọi thứ.
Câu 3. Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.
Tỏ ra sung sương ngây ngất mỗi khi được chủ ôm đầu rủ rỉ rủa yêu, bật vùng dậy, miệng cười mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt ra lời, cứ như vật đứng yên bằng hai chân trong tư thế bất động khoái cảm vô tận. Há miệng cắn hờ vào tay, ép mạnh răng vào tay chủ như là cử chỉ vuốt ve đầy thương mến. Không săn đón mà tôn thờ chủ một cách toàn tâm toàn ý, hết sức bảo vệ. Khi thì nằm phục dưới chân chủ hằng giờ, mắt háo hức tỉnh táo, mắt ngước nhìn mặt chủ, chăm chú quan sát từng chi tiết nhỏ trên khuôn mặt chủ. Sợ ám ảnh bị mất Thoóc –tơn, anh sẽ biến mất khỏi cuộc đời nó như nhưng ông chủ trước. Giữa đêm nó vùng dậy, trườn qua cái lạnh giá đến đứng trước lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.
Không giống những con chó bình thường, Bấc là con chó mang tâm hồ khác lạ. Nó luôn thể hiện sự biết ơn với chủ của nó, nhưng không phải với chủ nào nó cũng vậy. Đó là một chú chú trung thành, đáng nhận được sự thương yêu chăm sóc đặc biệt.
Câu 4. Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.
Qua lời kể chuyện đã bộc lộ “tâm hồn” của chú chó Bấc, tác giả không cần quá phô trương hay hoa văn nâng bốc Bấc, ông chỉ cần kể lại chân thật nhất cũng đã thấy được nét đáng quý của Bấc. Nhà văn đứng ngoài quan sát miêu tả chứ không nhập vai vào nhân vật, hay đóng vai bất cứ nhân vật nào. Truyện vẫn rất sinh động, chân thật, nhờ cái tài quan sát và vốn hiểu biết cùng tình cảm thắm thiết tác giả dành cho thế giới loài vật.
*) Tổng kết: Tác giả đã có những nhận xét tinh tế khi viết về loài chó, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, tình cảm chân thật. Qua đây cũng là niềm mong mỏi mỗi người hãy dùng tình yêu chân thật của mình để đối xử với động vật.
Các bài viết liên quan Con chó Bấc: