Câu 1. Đọc các biên bản
Câu 2. Trả lời câu hỏi:
a. Biên bản ghi lại sự việc gì?
Biên bản dùng để ghi lại những sự việc, hoạt động (không gian, thời gian, nội dung) diễn ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.
b. Biên bản cần đạt yêu cầu gì về nội dung và hình thức.
* Về mặt nội dung: biên bản phải thuật lại những sự việc, hoạt động một cách đầy đủ, chính xác và khách quan, không được thêm bớt chi tiết, hoạt động nào. Người có trách nhiệm ghi biên bản cũng là người chịu trách nhiệm pháp lí về những gì ghi trong biên bản đó.
* Về mặt hình thức: biên bản phải đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:
- Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với loại biên bản sự vụ, hành chính);
+ Tên biên bản ( Viết in hoa, ở giữa trang giấy)
+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ;
- Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
- Phần kết thúc:
+ Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của những người có trách nhiệm chính, chữ kí và họ tên của người ghi biên bản;
+ Những văn bản và hiện vật kèm theo (nếu có).
c. Kể tên 1 số biên bản thường gặp trong thực tế
1 số loại biên bản có trong thực tế: sự vụ, hành chính, đại hội, …
Đọc biên bản mục I và trả lời câu hỏi
Cấu 1. Phần mở đầu gồm mục gì? Tên biên bản viết như thế nào?
- Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với loại biên bản sự vụ, hành chính);
+ Tên biên bản ( Viết in hoa, ở giữa trang giấy)
+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ;
Câu 2. Phần nội dung gồm mục gì? Nhận xét cách ghi nội dung? Tính chính xác, cụ thể có giá trị như thế nào?
- Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
- Nội dung phải ghi ngắn gọn, súc tính, tránh thêm hoặc bớt những chi tiết không cần thiết.
- Nội dung cần rõ ràng và tính chính xác tuyệt đối để người đọc dễ nắm nội dung và rõ ràng trong khâu quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của những đối tượng có liên quan khi phát sinh các tranh chấp hoặc khiếu nại sau này.
Câu 3. Phần kết thúc có những mục nào? Mục kí tên dưới văn bản nói lên điều gì?
- Phần kết thúc:
+ Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của những người có trách nhiệm chính, chữ kí và họ tên của người ghi biên bản;
+ Những văn bản và hiện vật kèm theo (nếu có).
- Mục kí tên dưới văn bản rất quan trọng nhằm xác nhận vai trò của những người tham gia và người viết biên bản và trách nhiệm của họ với nội dung biên bản đã viết.
Câu 4. Lời văn của biên bản phải như thế nào?
Lời văn phải rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu, khách quan, không chứa đựng tình cảm, cảm xúc hay bình luận thêm của người viết. Sử dụng tiếng phổ thông để viết (tránh dùng ngôn từ địa phương hoặc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số)
Câu 1. Lựa chọn tình huống cần viết biên bản:
Các tình huống cần viết biên bản: Diễn biến đại hội chi đội, 1 vụ tai nạn giao thông.
Câu 2. Luyện tập viết biên bản
LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS……
CHI ĐỘI LỚP 9…
BIÊN BẢN CUỘC HỌP GIỚI THIỆU
ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI 9… CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Thời gian: Cuộc họp khai mạc lúc …h… ngày … tháng … năm 20…
Thành phần tham dự: … bạn đội viên của chi đội 9…
Đại biểu: …
Chủ tọa: …
Thư kí: …
NỘI DUNG CUỘC HỌP
I. Giới thiệu các đại biểu tham dự
Hôm nay, cuộc họp có những đại biểu tham dự như sau: …
II. Giới thiệu lý do buổi họp
Cuộc họp được tổ chức nhằm đề cử những đội viên ưu tú cho Đoàn THCS Hồ Chí Minh
III. Đề cử các đội viên ưu tú cho Đoàn THCS Hồ Chí Minh
IV. Danh sách đội viên ưu tú được đề cử
…
Buổi họp kết thúc vào hồi …h… ngày … tháng… năm 20…
(Danh sách đội viên ưu tú được đề cử lên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh)
Chủ tọa Thư kí
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)