logo

Soạn Văn 8 tập 1 trọn bộ chi tiết, hay nhất


Soạn bài Tôi đi học Văn 8 tập 1 trang 9

Câu 1 (trang 9 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?

Những hình ảnh gợi lên trong nhân vật " tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là:

+ Cuối thu, lá ngoài đường đã rụng nhiều

+ Những đám mây bàng bạc trên không

=> Lòng " tôi" mơn man nhớ lại kỉ niệm xưa

** Những kỉ niệm được diễn tả đi theo dòng hồi tưởng của tôi, ở hiện tại và nhớ về quá khứ trong buổi đầu đến trường:

 Đất trời có sự thay đổi khiến tác giả mơn man nhớ lại kỉ niệm, những dòng tâm trạng của " tôi" khi:

+ Trên con đường đến trường

+ Đứng trước sân trường Mỹ Lý

+ Khi nghe ông Quản đốc gọi tên

+ Khi bước vào lớp học và học bài học đầu tiên.

Câu 2 (trang 9 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.

Soạn Văn 8 tập 1 trọn bộ chi tiết, hay nhất

 Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" :

- Khi cùng mẹ trên đường tới trường trên con đường làng:

+ “Mẹ tối âu yếm năm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp”

+ “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”

+ “Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn”.

-> Đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của một cậu bé trong ngày đầu tiên đi học. Cậu thấy mình đã lớn lê và muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi thấy những bạn khác khi cầm sách vở mà không biểu lộ sự khó khăn gì. Thể hiện là một cậu bé có ý chí học tập ngay từ đầu.

- Khi đến trường học Mỹ Lí:

+ “ Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè dầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”

-> Cảm giác bỡ ngỡ của cậu bé trước điều mới lạ, cũng thể hiện sự rụt rè, nhút nhát của một đứa trẻ.

- Khi nghe gọi tên và rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp:

+ “Trong lúc ông ta đọc  tên to từng người ,tôi cảm thấy như quả tim như ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe đến tên, tôi tự nhiên giật mình, lúng túng.”

+ “Tôi cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi bước tới”.

+ “ Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên nặng nề một cách kì lạ.”

+ “Quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc”

-> Tâm trạng hồi hộp, có chút sợ hãi, lo lắng

- Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

+ "Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay".

+ “Nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình.”

+ “Một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào.”

+ “Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim...”

=> Sau khi vào lớp là sự thích thú, cảm xúc rộn ràng khi lần đầu ngồi học trên lớp. Hình ảnh ánh mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim như sự đánh dấu một bước chuyển mới, tạm biệt thế giới tuổi thơ.

Câu 3 (trang 9 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn ("ông đốc", thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học.

Thái độ người lớn dành cho các em:

+ Ông Đốc:

- Nhìn các em đầy hiền từ và âu yếm, chứa chan nỗi xúc động

- Lời dặn dò đấy chu đáo và trách nhiệm: " Thế là các em được vào lớp năm........Các em đã nghe chưa"

- Hiểu tâm lý của trẻ nhỏ, cho trong nhẫn nại, động viên khi các em còn  rụt rè, sợ hãi

+ Người thầy giáo:

- Niềm nở, vui cười đón các em

- Bài học đầu tiên thầy viết lên bảng

những con chữ đầu tiên.

+ Những bậc phụ huynh

- Trong ngày khai trường đầu tiên họ chuẩn bị chu đáo cho con từng chiếc áo, từng cuốn vở, chiếc thước

- Âu yếm dắt con đến trường, vỗ về lăng lo cho con từng việc, dỗ dành khi con khóc lóc, sợ hãi

Câu 4 (trang 9 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn Tôi đi học.

Các hình ảnh so sánh:

- "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."

⇒ cảm giác vui tươi, háo hức, sử dụng hình ảnh cành hoa thể hiện tâm trạng của tác giả, tuy quen lại lạ với tâm trạng của một cậu bé lần đầu đi học

- "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.’

⇒ Hình ảnh so sánh cho thấy ý nghĩ ngây thơ của nhân vật tôi khi cho rằng chỉ những người thành thạo mới cầm nổi bút thước, hình ảnh so sánh ngang bằng, thể hiện sự ngây ngô của cậu bé

- "Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ."

⇒ Thể hiện sự bỡ ngỡ, rụt rè

- "Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thày để khỏi rụt rè trong cảnh lạ."

⇒ Hình ảnh so sánh cho thấy mong muốn trở thành một học sinh của trường, là một phần của ngôi trường xinh đẹp này.

=> Những hình ảnh so sánh tinh tế, giàu sức gợi hình gợi cảm, được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng. Từ đó những cảm xúc của nhân vật tôi được bộc lộ rõ ràng hơn, làm cho câu chuyện thêm màu sắc, thêm chất thơ.

Câu 5 (trang 9 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm Tôi đi học

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn "Tôi đi học":

+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa  gợi lên tâm trạng rõ nét của tác giả

+ Giọng văn trong sáng, tinh tế

+ Được kể theo dòng hồi tưởng của tác giả nhưng vẫn nguyên vẹn cảm xúc, nguyên vẹn ánh nhìn

- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:

+ Sự tài tình trong việc xây dựng tình huống truyện của tác giả

+ Sự ngây ngỗ trong sáng trong lần đàu đi học của nhân vật “tôi”

+ Những kỉ niệm bỡ ngỡ ngày đầu tiên đến trường chân thật, tạo cảm giác thân quen với người đọc, người nghe

Luyện tập Câu 1 (trang 9 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phát biểu cảm xúc của em về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Tôi đi học

 Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" :

Đó là nhân vật được tác giả tạo nên trong dòng hồi tưởng của mình về ngày đầu tiên đi học mang trong mình cảm xúc bồi hồi, bỡ ngỡ. Tác giả cho nhân vật của mình hồi tưởng lại ngày đầu đi học của mình qua những thay đổi của không gian và thời gian. Từng chi tiết nhỏ, từng hành động nhỏ hay cảnh vật xung quanh, chiếc lá con chim đều được tác giả kể mà như tả, kết hợp đan xen nhiều hình ảnh trữ tình tạo nên dòng cảm xúc đặc biệt cho nhân vật của mình. Tạo cho người đọc những dòng cảm xúc chân thật nhất, ấn tượng nhất.

Luyện tập Câu 2 (trang 9 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên

Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên

A: Mở bài:

- Giới thiệu về buổi khai giảng đầu tiên trong thời đi học của em

B: Thân bài:

Bằng hồi tưởng của mình hay ghì lại những chi tiết, hình ảnh từ lúc chuẩn bị đến buổi khai giảng cho đến khi kết thúc

- Ngày hôm đó bố là người dẫn em đến trường:

+ Bố lai em bằng chiếc xe đạp mini màu xanh

+ Trên con đường đất của làng quê nhỏ

- Đêm trước ngày khai giảng: mọi người đã vẽ cho em đủ màu sắc của buổi khai giảng, khiến em càng thêm tò mò những cũng hổi hộp, lo lắng

+ Mẹ chuẩn bị cho em bộ đồng phục áo trắng quần đen

+ Bạn bè ai cũng mặc đồng phục giống em,

+ Cả sân trường đông vui nhộn nhịp

+ Em cùng các bạn dự lễ khai giảng

+ Được cô chủ nhiệm đón vào lớp

+ Ánh mắt lúc nào cũng nhìn theo bố, cảm giác lúc ấy chỉ sợ bố về mất

+ Buổi khai giảng trong em là sự bỡ ngỡ, hồi hộp, là sự lo lắng đàu tiên trong cuộc đời

C: Kết bài:

-Nêu cảm nghĩ của mình về buổi khai giảng đầu tiên đó


Soạn bài Trong lòng mẹ Văn 8 tập 1 trang 20

Soạn Câu 1 

Nhân vật người cô:

- Để lại ấn tương lai sâu sắc với lời nói cay nghiệt, độc ác.

- Khiến chú bé thấy đau lòng và buồn tủi bằng câu hỏi:"mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?"

- Ý nghĩa cay độc trong giọng nói cùng nét mặt cười rất "kịch"

- Cố tình gieo rắc vào đầu bé Hồng những hoài nghi

- Cố ý ngân dài hai tiếng "em bé" khiến tâm can bé Hồng xoắn chặt lại

  => Bà cô cố ý chia rẽ tình cảm của mẹ con bé Hồng, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy"mẹ mình bằng những lời nói mang ý nghĩa cay độc, những cử chỉ hành động giả dối, ý nghĩ xấu xa

Soạn Câu 2 

 Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:

- Không hề trách móc, oán hận vì mẹ bỏ đi không có tin tức

- Dù xa cách lâu ngày vẫn tưởng tưởng ra vẻ mặt rầu rầu hiền từ của mẹ   

 -Dù bà cô cố ý gieo rắc những ý nghĩ độc ác, hoài nghi nhưng vẫn một mực tin yêu mẹ

- Muốn nghiền nát, cắn  xé những cổ tục đã đày đọa mẹ

- Cảm xúc vỡ òa, vui sướng khi gặp lại mẹ cùng ước muốn bé lại để được mẹ ôm ấp, vỗ về

Soạn Câu 3

 Chất trữ tình trong văn của Nguyên Hồng:

- Tình huống truyện và nội dung đặc sắc:

+ Hồng lớn lên trong sự cay nghiệt, ruồng rẫy của họ hàng

+ Mẹ Hồng phải chịu đựng tủi nhục của những hủ tục trong xã hội xưa tới mức phải đi tha phương cầu thực

+ Tình yêu thương dành cho mẹ lại càng tăng thêm, không bị lung lay bởi những ý nghĩ, lời nói xấu xa, cay độc của bà cô.

- Cảm xúc của bé Hồng

+ Xót xa, tủi hờn

+ Thấu hiểu và yêu thương mẹ

- Hình ảnh so sánh gợi cảm, giàu xúc biểu đạt

 - Kết hợp tả, kể, bộc lộ cảm xúc một cách nhuần nhuyễn và tài tình

Soạn Câu 4

Hồi kí là truyện kể từ bằng chính ngôi kể của tác giả về những việc có thật một cách sinh động chân thật mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến trong quá khứ

Soạn Câu 5

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

- Sáng tác của ông đa số là về phụ nữ và trẻ em

- Thấu hiểu và cảm thông với những số phận nhỏ bé bị chèn ép trong xã hội.

- Đồng cảm và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ

- Nhìn thấy sự ngấy thơ, trong sáng, hồn nhiên của trẻ thơ

- Trong đoạn trích "Trong lòng mẹ":

+ Người mẹ vất vả, tần tảo, chịu nhiều điều tiếng

+ Người cô là những hủ tục phong kiến trong xã hội xưa

+ Bé Hồng thiếu thốn tình cảm gia đình


Soạn bài Tức nước vỡ bờ Văn 8 tập 1 trang 32

Câu 1 (trang 32 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Soạn Văn 8 tập 1 trọn bộ chi tiết, hay nhất (ảnh 2)

Khi bọn tay sai vào nhà chị Dậu, tình thế của chị lúc bấy giờ:

- Nhà nghèo chị đã phải bán cả con, cả chó, bán cả gánh khoai…

- Anh Dậu đang ốm nặng, vậy mà vẫn bị tên cai lệ trói gô lại, điệu ra đình, anh đã chết ngất ở đấu, người ta vừa khiêng anh về cho chị Dậu, nhờ bà con hàng xóm cứu giúp anh đã tỉnh lại. Sáng sớm hôm sau, cháo vừa chín, cả nhà đang chuẩn bị ăn, anh Dậu nhịn suông từ hôm qua tới giờ đang run rẩy cầm bát cháo, anh vừa kề vào miệng thì lũ tay sai tiến vào

Câu 2 (trang 32 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

Nhân vật cai lệ:

+ Cai lệ là một tên lính hầu hạ, phục vụ bọn quan nha, thực chất là những kẻ không có một chức trách gì quan trọng mà chỉ là một tay sai chuyên hành dân, đánh người

+ Hắn cùng người nhà lý trưởng xông thẳng vào nhà anh Dậu để bắt ép đòi bằng được tiền nộp sưu

+ Vào nhà chị Dậu một cách hống hách, lộng hành:

- Đập mạnh rồi xuống đất, hét to

- Trói người tàn bạo, hùng dữ, hắn sầm sập chạy đến bên anh Dậu mà trói mặc chị Dậu can ngăn

- Tát vào mặt người phụ nữ khốn khổ không do dự

- Bị ngã chỏng khoèo vẫn hét trói vợ chồng anh Dậu- trói người thành nghề của hắn

Ngôn ngữ, lời nói:

- Quát mắng, hầm hè, xưng hô "mày"-"tao" , giọng điệu hống hách, tỏ vẻ quyền uy

- Dù chị Dậu có hết lời van xin hắn vẫn ngang ngược, cố chấp, cắt ngang lời chị, không chút động lòng thương xót.

=> Dù chỉ là một kẻ tay sai mạt hàng mà hắn vẫn ngang nhiên hành hạ, đánh đập, chửi bới, bắt trói người khác bởi xã hội thực dân thiếu tình người đã dung túng cho những kẻ bất nhân như thế. Hắn chính là đại diện tiêu biểu của một tầng lớp thống trị hung tàn, bạo quyền, "chó đểu" lúc bấy giờ.

Tác giả đã khắc hoạ nhân vật cai lệ thông qua miêu tả về cả ngoại hình và hành động, đặc biệt là ngôn từ phát ra từ lời nói để thể hiện bản chất đê tiện và xấu xa của nhân vật cai lệ.

Câu 3 (trang 33 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

Nhân vật chị Dậu:

- Chúng đặt chị vào tình huống khó xử, chúng để vận mệnh của anh Dậu trong tay chị, nhưng cũng chính lẽ đó, sức sống tiềm tàng của chị được bộc lộ sâu sắc.

- Chị tha thiết van xin bọn chúng. Chị là người phụ nữ thôn quê quen dịu dàng, nhẫn nhục

+ Cháu van ông .. ông tha cho

- Trước những lời van xin của chị, chúng vẫn xông vào, vẫn tỏ thái độ

=> Chị chống trả quyết liệt, cự lại bọn tay sai, sự chống lại của chị bằng cả lý lẽ và sức lực:

+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.

+ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem.

+ Túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, ngã chỏng quèo.

+ Túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

=> Chị Dậu vốn là một người phụ nữ nông thôn hiền lành chất phác mang một tâm hồn cao đẹp, là người phụ nữ đảm đang, cần cù tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam và mang trong mình sức sống mãnh liệt.

Câu 4 (trang 33 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ được đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

- Nghĩa đen: việc làm quen thuộc của nhà nông là đắp đập ve bờ để giữ nước hoặc ngắn nước bên ngoài vào ruộng. Nước càng lên cao sức nước càng mạnh, xô vào thành bờ làm nó rạn nứt rồi vỡ ra.

-Nghĩa bóng: sự áp bức càng lớn, nhưng chỉ có một giới hạn, vượt qua nó người ta sẽ không chịu đựng nữa mà chống trả lại. Nhan đề này rất phù hợp với bài viết vì thể hiện rõ qua diễn biến tâm lí của chị Dậu.

Câu 5 (trang 33 Ngữ Văn 8 Tập 1)

+ Tình huống: sau khi đã van xin, nhún nhường mà cai lệ nhất quyết không chịu tha, chị Dậu đứng ra chống lại bằng hành động cương quyết: đánh lại tên cai lệ

+ Miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ:

- Tên cai lệ: hống hách, thô bạo, đánh chị Dậu , xấn đến trói chồng chị, lời nói thô lỗ, tàn nhẫn, sức loẻ khoẻo, ngã lăn quay ra đất miệng vẫn lảm nhảm

- Chị Dậu: mặt xám lại, nghiến hai hàm răng mà nói trong sự phẫn uất, túm lấy cổ rồi đùi ra cửa , sức xô đẩy mạnh mẽ, nhanh nhẹn

Ngôn ngữ đối thoại thể hiện rõ sự căm tức của chị Dậu và sự hung tàn của kẻ quyền cao, qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ

+ Đây là một đoạn tuyệt khéo bởi khắc hoạ được hình ảnh chị Dậu nghị lực, đầy bản lĩnh, dám đương đầu với những kẻ chuyên quyền, những kẻ tay sai của thực dân.

Câu 6 (trang 33 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến, tác phẩm đã có tác dụng làm thức dậy hiện thực cuộc sống trong lòng người đọc. Nguyễn Tuân nhận định như vậy là không sai, mặc dù lúc đó Ngô Tất Tố chưa được giác ngộ cách mạng, song ông đã phát hiện ra được lực lượng cách mạng tiêu biểu trong quần chúng nhân dân, từ đó thúc đẩy, nêu cao tinh thần diệt trừ bọn thực dân và bè cánh của chúng. Ngòi bút của ông sắc mạnh nhữ gươm giáo. Xứng đáng được xem là người đồng hành cùng cách mạng của nhân dân ta.


Soạn bài Lão Hạc Văn 8 tập 1 trang 48

Soạn Câu 1

Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh việc bán chó:

+ Với lão, con chó Vàng là người bạn duy nhất vui vầy bên lão, lão chăm nó và thương nó lắm, ăn gì cũng chia sẻ cho nó

+ Sau trận đấu, lão yêu hẳn ra, những công việc nặng nhọc làm không còn sức để làm, việc nhẹ đàn bà trong làng làm cả, nghề vải lại mất, thành ra rỗi rãi, hoa màu bị bão phá sạch trơn, không có gì nương thân cả

+ Cả lão và chó đều đói, bất đắc dĩ, lão phải bán cậu vàng

+ Khi quyết định bán, lão tặc lưỡi cho qua, nhưng khi bán rồi lão mới đau khổ, ngậm ngùi, khóc huhu vì thương, vì xót

+ Mặt cố làm ra vui vẻ nhưng không được, lão luôn dằn vặt và cảm thấy tội lỗi với hành động đó của mình.

=> Lão Hạc sống rất tình nghĩa, có lòng thương yêu loài vật.

Soạn Câu 2

+ Nguyên nhân gây ra cái chết của lão Hạc là:

- Vì tình cảnh khốn khó của lão: đói khổ, không việc làm, túng bấn

- Vì muốn giữ trọn vẹn số tiền lão dành dụm và mảnh vườn cho con

- Cái chết giải thoát cho lão

+ Trước khi tìm đến cái chết, lão thu xếp nhờ ông giáo , qua đó ta thấy:

- Lão Hạc rất yêu thương con và là một người cha tốt, một người cha có trách nhiệm

- Là người biết lo xa, vì không muốn phiền hay nhận sự giúp  đỡ từ ai khác-> lòng tự trọng cao.

Soạn Câu 3 

Thái độ, tình cảm của " tôi"

+ Người hàng xóm quan tâm, cảm thông trước sự đau khổ dằn vặt của lão Hạc khi lão bán chó

+ Người hàng xóm thương cảm và muốn giúp đỡ sự khốn khó của lão Hạc, được lão Hạc tin tưởng hết mực khi nhờ vả

+ Buồn bã, nghi ngờ và thất vọng khi biết Lão Hạc xin bả chó

+ Xót xa, cảm phục và kính trọng nhân cách của lão Hạc khi biết lão chọn cái chết bằng bả chó.

=> Là một người hàng xóm tốt bụng, một người bạn thân tình, sâu sắc.

Soạn Câu 4 

Khi nghe tin lão Hạc xin bả chó, "tôi" cảm thấy đầy thất vọng mà nói:"...."

Bởi:

+ " Tôi" nghĩ rằng vì đói quá, không còn chút gì để ăn nên lão Hạc đánh liều giết chó bằng bã chó.

+ " Tôi" thấy chán nản, buồn bã bởi một người vốn giàu có tình cảm, coi trọng phẩm cách và giàu lòng tự trọng ấy lại bị tha hoá nhân cách bởi cái đói

- Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, " tôi" lại buồn theo một nghĩa khác:

+ Nhận ra được sự hoài nghi trước đó của mình là sai

+ Buồn bởi đáng ra một người đầy tử tế như lão Hạc phải  được hưởng hạnh phúc nhưng trớ trêu khi phải chịu cái chết đầy đau đớn và dữ dội như thế.

+ Buồn vì cái đói, cái nghèo đã khiến con người trở nên tàn nhẫn với cả chính bản thân mình.

Soạn Câu 5 

Cái hay của truyện thể hiện qua việc  cách miêu tả tâm lý của nhân vật và lối kể chuyện sâu sắc.

Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ gây hấp dẫn, ngạc nhiên cho người đọc, đồng thời qua đó thể hiện rõ tính cách nhân vật, nêu lên tầng triết lý của tác phẩm.

Cách xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ, hành động và tính cách đầy đặc sắc, thể hiện được chiều sâu nội tâm của nhân vật.

Câu chuyện được kể qua cách nhìn của nhân vật " tôi"- người hàng xóm giúp câu chuyện chân thực, khách quan hơn. Ngoài giọng kể của nhân vật " tôi" còn có lời kể của người kể chuyện, vì vậy mà tác phẩm không bị đơn điệu.

Soạn Câu 6  

+ Khi đánh giá con người phải nhìn một cách toàn diện, phải đặt mình vào họ để thấy được những khó khăn mà họ đang vấp phải để cảm thông với họ

+ Những điều tốt đẹp bên trong con người đôi khi bị những đói khổ, buồn đau và sự ích kỷ che lấp, bởi vậy cần phải " cố tìm hiểu " họ.

+ Cần phải trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người, đừng vì những ích kỷ cho bản thân và gia đình mình mà xa lánh, rời bỏ họ

+ Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần sự thấu hiểu và vị tha.

Soạn Câu 7 

- Cuộc sống người nông dân trước cách mạng:

+ Bị áp bức, bóc lột bởi thế lực tàn bạo

+ Chịu cảnh đói khổ, bần cùng, bế tắc

- Phẩm chất của người nông dân trước cách mạng:

+ Lương thiện, biết lo lắng, sống có trách nhiệm

+ Chịu khó, chịu khổ, giàu tình thương

+ Có lòng tự trọng cao

+ Có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, đấu tranh với những bất công cuộc đời.


Soạn bài Cô bé bán diêm Văn 8 tập 1 trang 68

Soạn Câu 1 

Căn cứ vào từng lần quẹt diêm của cô bé bán diêm để chia phần trọng tâm thành các đoạn nhỏ.

Lần thứ nhất: chiếc lò sưởi xuất hiện

Lần thứ hai: bàn ăn thịnh soạn hiện lên

Lần thứ ba: cây thông nô-el rực rỡ hiện ra

Lần cuối cùng: người bà yêu quý của em xuất hiện

Soạn Câu 2 

- Gia cảnh của nhân vật:

+ Trước kia: khá giả, sống cùng ngoại trong ngôi nhà đẹp có bức tường xuân bao quanh

+ Hiện tại: bị tiêu sản, ngoại mất, mồ côi mẹ, nhà nghèo, sống trong xó xỉnh tối tăm, ngày ngày phải đi bán diêm kiếm sống, sống cùng người cha tệ bạc, hay chửi mắng, đập đánh em.

- Thời gian xảy ra câu chuyện: Vào đêm giao thừa

- Không gian: trên con đường tối tăm, em đi trong bóng tối khi mà những ngôi nhà trong phố đều sáng rực những ánh điện, sực những mùi ngỗng quay,

- Những hình ảnh tương phản:

+ Ngôi nhà xinh xắn >< xó tối tăm

+ Ánh đèn rực rỡ >< bóng tối

+ Bụng đói >< nực mùi ngỗng quay

+ Sự ấm áp cùng bà >< tiếng chửi rủa của bố

Soạn Câu 3 

Ba lần mộng tưởng đầu tiên đều gắn với thực tế

Lần cuối cùng em được gặp bà là mộng tưởng.

Soạn Câu 4 

 Đọc truyện Cô bé bán diêm em cảm thấy buồn và xót xa cho số phận của một cô bé đầy trái ngang. Vốn là một đứa trẻ được sống trong sự ấm êm, yêu thương nhưng rồi cuộc đời đã đưa đẩy em vào cảnh phải bán từng bao diêm kiếm sống. Không may mắn được phúc phần yêu thương từ bố mẹ, em còn chịu sự vô tâm từ những người qua đường. Họ đều thấy em, nhưng không ai động lòng mà trao cho em chiếc áo, đưa em chiếc bánh đỡ đói, mua giùm em bao diêm,....Cuối cùng, em đã chết vì lạnh, vì đói, vì rét và chết bởi cả sự ích kỷ của con người. Cái chết ấy như một sự giải thoát cho em khỏi cuộc đời vô vàn những khổ cực, đớn đau mà chính em phải gặm nhấm, gánh chịu từng ngày. Câu chuyện bồi đắp cho tâm hồn em sự yêu thương, cảm thông với những người sinh ra không may mắn, em hiểu và trân trọng hơn giá trị của tình người trong cuộc đời.

**Đoạn kết câu chuyện nói về cái chết của em bé bán diêm. Khi chết, trên khuôn mặt em đôi môi vẫn mỉm cười, đôi má em ửng hồng như một sự mãn nguyện của cô bé khi được đến bên người bà yêu quý. Qua từng lời văn, ta thấy được sự xót xa, thương cảm của nhà văn trước nỗi bất hạnh của cô bé.


Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió Văn 8 tập 1 trang 79

Câu 1 (trang 79 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Xác định ba phần của đoạn truyện này theo trình tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp và bác giám mã được thể hiện.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: từ đầu đến không cân sức (trước khi Đôn-ki-ho-te lao vào giao chiến với cối xay gió)

+ Phần 2: tiếp theo cho đến văng ra xa (cuộc chiến giữa thầy trò Đôn-ki với những chiếc cối xay gió)

+ Phần 3: còn lại (hai thầy trò tiếp tục con đường phưu lưu mới)

- Năm sự việc chủ yếu là:

+ Bắt gặp những chiếc cối xay gió và đưa ra những đánh giá về chúng.

+ Suy nghĩ và hành động trái ngược của 2 nhân vật chính.

+ Sự trái ngược trong quan niệm và cách cư xử của thầy trò.

+ Chuyện ăn.

+ Chuyện ngủ.

Qua năm sự việc cho thấy tính cách đối lập của hai nhân vật được khắc họa rõ nét.

Câu 2 (trang 79 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Qua năm sự việc ấy, phân tích những nét hay và nét dở trong tính cách của nhân vật hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.

Nhân vật Đôn ki-hô-tê:

- Sinh ra trong gia đình quý tộc

- Cao, gầy

- Thường cưỡi con ngựa còm, mình mặc áo giáo, đầu đội mũ sắt…

- Đọc nhiều truyện kiếm hiệp nên đầu óc hoang tưởng, nhìn cối xay gió thành những tên khổng lồ -> Đầu óc của Đôn ki-hô – tê bất bình thường.

- Nghĩ những cối xay gió là “cái giống xấu xa” -> Ra tay quét sạch cái giống xấu xa ấy -> Sự nhận thức rất nhân văn của Đôn ki-hô-tê

- Đánh nhau với cối xay gió: Giáo gãy, người ngựa ngã văng ra, bị trọng thương

- Sau khi đánh nhau với cối xay gió: Bẻ cành cây khô … làm ngọn giáo, thức suốt đêm để nghĩ đến nàng Đuyn-xi-nê-a, không muốn ăn sáng.

⇒ Suy cho cùng Đôn ki-hô-tê dù là người không bình thường nhưng vẫn là một người dũng cảm, một mình một ngựa xông vào cối xay gió với lý tưởng quét sách cái xấu xa này khỏi mặt đất. Chọn con đường lắm người qua lại để mong gặp những chuyện phiêu lưu khác. Bẻ một cành cây khô … sửa lại giáo chuẩn bị cho một cuộc chiến mới. Dù cho bị đau nhưng cũng không rên la, không lấy việc ăn uống làm thích thú và có một tình yêu say đắm.

Câu 3 (trang 79 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Vẫn qua các sự việc ấy, chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả mặt tốt và xấu.

Nhân vật Xan – chô – pan – xa:

- Là một người nông dân béo, lùn

- Cưỡi con lừa, nhận làm giám mã cho Đôn ki-hô – tê

- Rất thích chuyện ăn uống

- Nhận định đúng về cối xay và can ngăn Đôn ki-hô – tê

⇒ Không giao tranh với cối xay gió và đầu óc tỉnh táo

- Quan niệm về sự đau đớn: Tự biết mình không chịu nổi đau, rên rỉ, đầu óc thực tế, hèn nhát

- Thích ăn uống, biết cách ăn uống, thích ngủ, ham ngủ -> là một người quá chú trọng bản thân -> tầm thường

⇒ Xan-chô-pan-xa là người sống thực dụng, ngay thẳng, thích hướng lạc, thích ăn, ngủ ….

Câu 4 (trang 79 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Đối chiếu Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về các mặt: dáng vẻ, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động,... để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản.

Đối chiếu giữa Đôn ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa:

Đôn ki-hô-tê

Xan-chô-pan-xa

- Cao gầy, cưỡi ngựa

- Dòng dõi quý tộc

- Khát vọng cao cả, muốn giúp ích cho đời

- Dũng cảm cao thượng nhưng mê muội, điên rồ

- Béo lùn, cưỡi lừa

- Nguồn gốc nông dân

- Ước muốn tầm thường chỉ nghĩ đến bản thân

- Tỉnh táo, thực tế nhưng hèn nhát, ích kỉ

⇒ Qua việc xây dựng hai nhân vật tương phản nhau, nhà văn chế giễu lý tưởng hiệp sĩ và thói thực dụng trong xã hội Phương Tây lúc bấy giờ.


Soạn bài Chiếc lá cuối cùng Văn 8 tập 1 trang 90

Soạn Câu 1

Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-mem đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? 

- Cụ Bơ- men cùng Xiu sợ sệt nhìn  ra ngoài cửa sổ trên cây thường xuân-> tấm lòng yêu thương và lo lắng của cụ Bơ –men dành cho cô gái trên giường bệnh.

Lặng lẽ vẽ chiếc lá kiệt tác trong âm thầm mà chẳng ai biết đến ý định đó-> cao thượng, chấp nhận  hy sinh vì người khác.

- Nhà văn đã không lựa chọn việc kể sự việc kẽ chiếc lá một cách cụ thể nhằm gây bất ngờ cho cả nhân vật và người đọc, làm cho câu chuyện thêm phần hứng thú và hấp dẫn cũng như khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của cụ Bơ – men.

Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?

+ Nó giống như thât, khiến cả hai họa sĩ là Xiu và Giôn-xi đều không nhận ra.

+ Nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh. Đánh đổi lại cụ Bơ-men hi sinh cả mạng sống.

Soạn Câu 2 

Tìm những bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-mem cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hấp dẫn không? Vì sao?

- Xiu không hề biết ý định của cụ Bơ –men, vì:

+ Hai người trước đó đã chẳng hề nói năng gì, cụ Bơ – men chỉ lặng lẽ làm mẫu cho Xiu vẽ

+ Khi Giôn – xi bảo kéo tấm mành lên thì Xiu làm việc đó một cách đầy chán nản

+ Xiu cũng thật bất ngờ khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn đó sau đêm mưa gió bão bùng

+ Xiu biết tin cụ Bơ – men bị ốm qua lời bác sĩ

- Nếu Xiu biết trước thì câu chuyện sẽ kém đi sự bất ngờ và hấp dẫn hơn cũng như ta không thể thấy được tình cảm sâu sắc của hai người bạn dành cho nhau như vậy.

Soạn Câu 3 

Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi hộp của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

- Giôn-xi là cô gái không may bị bệnh nặng, với cô lúc đó xem chiếc lá như số phận mình, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành cũng là lúc cô không còn nữa.

Sau trận mưa tuyết, chiếc lá vẫn còn đó, sự gan góc và can trường của chiếc lá đã thúc đẩy cô, khiến cô hồi sinh và yêu cuộc sống, tin tưởng hơn vào cuộc sống.

- Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không có hành động hay phản ứng gì từ cô bạn Giôn – xi nhằm làm cho câu chuyện thêm phần dư âm, người đọc có thêm những suy nghĩ, dự đoán về cảm xúc của nhân vật.

Soạn Câu 4 

Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua đoạn trích này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ, đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc.

Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:

- Giôn-xi là người bị ốm, trong tâm trạng đầy tuyệt vọng ngỡ như cái chết gần kề thì bỗng vui trở lại và dần khoẻ mạnh-> tình huống đảo ngược lần 1

- Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh bỗng bất ngờ bị ốm rồi ra đi mãi mãi-> tình huống đảo ngược lần 2

Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện góp phần gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc khi thưởng thức tác phẩm


Soạn bài Hai cây phong Văn 8 tập 1 trang 100

Câu 1 (trang 100 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí thế nào với từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" quan trọng hơn?

Soạn Văn 8 tập 1 trọn bộ chi tiết, hay nhất (ảnh 3)

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1 : từ đầu đến “phía Tây”

+ Phần 2: Tiếp đến “gương thần xanh”

+ Phần 3: Tiếp đến “ biêng biếc kia”

+ Phần 4 : Còn lại

- Người kể chuyện xưng tôi: khi kể về những cảm xúc tâm hồn riêng về hai cây phong. Xưng tôi ở phần 1, 2, và 4.

- Xưng chúng tôi: khi thể hiện cảm xúc tập thể (trong đó có tôi về 2 cây phong và thảo nguyên)

-> Tác phẩm gồm hai mạch kể ít nhiều phân biệt, lồng ghép vào nhau.

=> Mạch kể của người xưng tôi quan trọng hơn vì nó có cả ở cả hai mạch kể. Việc kết hợp cả hai mạch kể vừa mở rộng cảm xúc riêng, cảm xúc chung, góp phần to lớn vào việc thể hiện tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên một cách sâu sắc, to lớn của cả một thế hệ.

Câu 2 (trang 100 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?

- Hai cây phong trên đồi cao gắn với kỉ niệm về năm học cuối cùng trước kì nghỉ hè, bọn trẻ ào lên phá tổ chim, Khi leo lên, lũ trẻ thấy mở ra “thế giới đẹp vô ngần của không gian bao la ánh sáng” điều đó đã làm chúng ngây ngất.

- Hình ảnh hai cây phong chỉ được vẽ bằng đôi ba nét nhưng lại thâu tóm được cái hồn của nó …. “khổng lồ”, “cành cao ngất đến ngang tầm cánh chim bay”, “bóng râm mát rượi”, nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời.

- Bức tranh viễn cảnh: chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục.

- Từ đầu đoạn trích, tác giả đã đưa người đọc đến với vùng đất Ku-ku-rêu với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà từ thiên nhiên nhưng đã từ rất lâu cũng có mặt ở đây, Và cũng rất tự nhiên chúng trở thành của riêng là ku-ku-rêu. Người kể luôn dành tình cảm đặc biệt cho hai cây phong, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn, chỉ vài ba nét phác họa những đã cho ta thấy được sự tài hoa của người nghệ sĩ đậm chất hội họa.

Câu 3 (trang 101 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ. 

* Trước cảm nhận của “tôi”:

- Vị trí cao, trên làng, trên đỉnh đồi

- Như ngọn hải đăng đặt trên núi

- Như hai cọc tiêu dẫn lối về làng

- Gắn liền với kỉ niệm thời thơ ấu

=> Thể hiện sự nâng niu, trân trọng.

* Hai cây phong có tiếng nói, tâm hồn riêng:

- Miêu tả: ... nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, không ngớt tiếng rì rào, lời ca êm dịu, như sóng thủy triều, thì thầm, đốm lửa vô hình, tiếng thở dài thương tiếc ai, reo vù vù như ngọn lửa, cháy rừng rực trong bão giông.

=> Hình dung hai cây phong như hai anh em sinh đôi, 2 con người với sức lực dẻo dai dũng mãnh, tâm hồn phong phú, có cuộc sống riêng.

- Kỉ niệm và kí ức huyền ảo ấy vẫn thường đi về, ám ảnh tâm trí -> Sức mạnh và sự ám ảnh bền lâu, dai dẳng suốt cuộc đời, không phải ai cũng có được tâm trạng ấy. Hai cây phong gắn với người thầy đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu tiên. Chính thầy đã đem hai cây phong về đây cùng với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai. Hai cây phong là nhân chứng cho câu chuyện xúc động đó.  -> Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng vào đứa bé nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sẽ trưởng thành.


Soạn bài Thông tin về Trái đất năm 2000 Văn 8 tập 1 trang 107

Soạn Câu 1 

- Phần 1 (từ đầu ... không sử dụng bao bì ni lông): Giới thiệu về thông điệp

- Phần 2 (tiếp ... nghiêm trọng đối với môi trường): Sự nguy hiểm của bao ni-lông và biện pháp hạn chế

- Phần 3 (còn lại): lời kêu gọi hành động

Soạn Câu 2 

Nguyên nhân cơ bản:

Do pla-xtic có đặc tính không phân hủy trong môi trường nên gây nguy hại.

Nguyên nhân khác:

+ Số lượng túi nilon thải ra một ngày lên đến hàng triệu túi

+ Do con người vứt bao bì ni lông bừa bãi tại các ao, hồ, sông ngòi hoặc nơi công cộng

Soạn Câu 3 

Tính thuyết phục của văn bản tự đề xuất là:

+ Kiến nghị đề xuất căn cứ vào nguyên nhân và các tác hại lớn môi trường đe dọa cho sức khỏe con người và môi trường

+ Kiến nghị nêu ra dựa trên thực tế và cơ sở của các nghiên cứu khoa học

+ Kiến nghị nêu ra phù hợp với năng lực, khả năng của con người, mỗi người đều có thể góp phần bảo vệ môi trường

Cách sử dụng từ " vì vậy" có tác dụng:

+ Liên kết phần nguyên nhân, tác hại với phần giải pháp, kiến nghị

+ Tạo nên sự chặt chẽ, thống nhất, mạch lạc cho văn bản

+ Gây chú ý, nhấn mạnh làm tiền đề cho các giải pháp sắp nêu ra.

Không nên thay đổi tên đó thành Ôn dịch thuốc lá hay Thuốc lá là một loại ôn dịch bởi làm giảm đi sắc thái mà nhan đề, bài viết muốn hướng tới.


Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá Văn 8 tập 1 trang 121

Câu 1 (trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản

Thuốc lá hay chính xác là việc nghiện thuốc lá. Ôn dịch là từ chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm lây lan rộng, làm chết người hàng loạt trong thời gian nhất định, thường dùng là tiếng chửi rủa. Đặt dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ cho thấy sự ngang bằng, nhấn mạnh sự nguy hiểm của nạn dịch thuốc lá. Thể hiện thái độ căm tức của tác giả bởi lẽ thuốc lá đe dọa rất lớn đến tính mạng và sức khỏe của con người. Sau từ “ôn dịch” là dấu phẩy tạo ngữ điệu, gợi tình huống nguy cấp cần phải cảnh báo, gây ấn tượng mạnh mẽ với người nghe. Nó như một biện pháp tu từ bộc lộ trực tiếp cảm xúc tức giận của tác giả.

Câu 2 (trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?

Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo về việc đánh giặc trước, đây là cách nói mang tính ẩn dụ, trích dẫn câu nói của nhà quân sự tài ba của dân tộc để thuyết minh về một vấn đề y học, nó không chỉ đúng mà còn tạo sự ám ảnh đối với người nghe. Bởi khói thuốc không làm cho con người lăn ra chết ngay mà nó gặm nhấm từ từ sức khỏe con người như tằm ăn lá dâu. Vì nó âm thầm, bí ẩn, từng ngày, từng giờ bào mòn sự sống của con người. Câu văn mở đầu này như 1 tiếng báo động lớn cho chúng ta biết, Thuốc lá là thứ kẻ thù vô cùng đáng sợ và nguy hiểm.

Câu 3 (trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Vì sao tác giả đặt giả định có người báo: "Tôi hút; tôi bị bệnh, mặc tôi!" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

Tác giả nêu ra đề trực tiếp phản bác lại ý kiến đó. Văn bản cho ta biết tác hại của thuốc lá.. Vợ con những người làm việc cùng phòng với người nghiện thuốc lá cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư…. Ảnh hưởng đến thai nhi khi những người mang thai hít phải. Hút thuốc lá không những đầu độc chính mình, những người xung quanh mà còn làm gương xấu cho con em…

Câu 4 (trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Vì sao tác giả so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?

Khẳng định tỷ lệ thanh niên việt nam hút thuốc lá không kém gì các nước Châu Âu. Đưa ra dẫn chứng như vậy, vì nước ta là một nước có nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp. Để có tiền mua thuốc lá thì không còn cách nào khác là ăn trộm, ăn cắp khi chưa có việc làm. Như vậy từ 1 điếu thuốc có thể dẫn đến các tệ nạn khác. Như vậy, thuốc lá không chỉ có nhiều tác hại, không những ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, làm hủy hoại lối sống, nhân cách, mà hút thuốc lá còn làm cho bầu không khí trong sạch của chúng ta bị ô nhiễm. Bằng các ví dụ, số liệu thống kê cụ thể, so sánh, đưa ra các lý lẽ để phân tích, lập luận. Qua đây thấy được sự nguy hiểm của thuốc lá và đòi hỏi chúng ta phải chung tay chống lại loại ôn dịch này. Vì vậy để môi trường được trong sạch, chúng ta hãy chung tay đẩy lùi thuốc lá và hãy cùng nhau nói không với thuốc lá. Đối với lứa tuổi đang chập chững có những nhận thức mới về cuộc sống về xã hội thì chúng ta phải có biện pháp giáo dục phù hợp. .

Luyện tập

Câu 1 (trang 122 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tình trạng hút thuốc của người thân hoặc bạn bè em quen biết

Lứa tuổi 16 - 20 20 – 25 25 -30 30 - 35
Tổng số người 20 20 20 20
Vui, nể bạn 10 5 2 1
Tò mò, bắt chước 5 5 1 0
Giải sầu 3 7 8 5
Thói quen 1 3 9 14

Câu 2 (trang 122 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Dùng năm dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2.

Qua những tác hại mà thuốc lá đem lại thì thuốc là là một nguồn nguy hiểm rất đáng sợ. Tuy nhiên, cấm hút thuốc lá nhưng thuốc lá lại được sản xuất vì nó là công việc lâu đời của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu nào cho việc này, ngoài việc tự bản thân mỗi chúng ta phải tự ý thức để có một cuộc sống tốt đẹp cho mình và mọi người xung quanh. Ở nước ta hay trên thế giới việc tuyên truyền cũng như khuyến cáo được áp dụng nhiều, hi vọng trái đất của chúng ta sẽ không còn khói thuốc lá.


Soạn bài Bài toán dân số Văn 8 tập 1 trang 131

Soạn Câu 1 

* Bố cục 

- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra): Nêu lên bài toán cổ đại

- Phần 2 (tiếp … ô thứ 31 của bàn cờ): Dân số gia tăng kinh khủng

- Phần 3 (còn lại): Kêu gọi hành động để hạn chế ảnh hưởng của sự gia tăng dân số

* Phần thân bài, có các luận điểm sau:

+ Luận điểm 1 (Đó là câu… nhường nào): Nhà thông thái và câu chuyện kén rể

+ Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%): Dân số loài người phát triển mạnh

+ Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): Tỉ lệ sinh của phụ nữ cao

Soạn Câu 2 

Vấn đề chính của bài:

Gia tăng dân số với tốc độ lớn là vấn đề đáng quan ngại

Điều làm tác giả: sáng mắt ra":

Vấn đề dân số và kế hoạch hoá chỉ mới được chú trọng trong vài chục năm gần đây nhưng hoá ra nó được đặt ra từ thời cổ đại khi xem xét một bài toán cổ( khoảng 7000 năm về trước).

Soạn Câu 3 

Câu chuyện kén rể có tác dụng:

+ Thông qua câu chuyện ấy để đi đến một kết luận gây bất ngờ, kinh ngạc: đó là một con số kinh khủng mà số thóc ấy có thể phủ kín khắp bề mặt của Trái Đất

+  Nó cũng là tiền đề có sở để liên tưởng, so sánh đến vấn đề bài toán về giá tăng dân số mạnh hiện nay

+ Mang lại sự tò mò, hấp dẫn cho người nghe, người đọc

Soạn Câu 4 

+ Đưa ra con số về tỷ lệ sinh con của một số nước với mục đích:

- Để hiểu được rằng phụ nữ có khả năng sinh được nhiều con, bởi vậy mà chỉ tiêu đặt ra chỉ có một đến hai con trong mỗi gia đình là rất khó khăn để thực hiện

- Ở các nước còn nghèo, kém phát triển tỉ lệ sinh con lại nhiều hơn các nước phát triển-> quan ngại đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống con người-> lạc hậu, yếu kém. Và ngược lại.

Soạn Câu 5 

Những hiểu biết

+ Dân số đang gia tăng mạnh và là vấn đề đáng quan ngại

+ Cần có các chính sách thiết thực để hạn chế sự gia tăng dân số


Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Văn 8 tập 1 trang 147

Câu 1 (trang 147 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích cặp câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.

Câu 1 sử dụng biện pháp điệp từ vẫn biểu thị một phong thái ung dung, thanh thản, cách sống của những bậc anh hùng hào kiệt trong thiên hạ

Câu thơ “chạy mỏi chân thì hãy ở tù” biểu thị một quan niệm sống và đấu tranh của người yêu nước.

Người yêu nước có quan niệm con đường cứu nước của mình là đường dài với nhiều chông gai, đòi hỏi nhiều quyết tâm không được ngừng nghỉ, Do những khó khăn khách quan, nhà tù chẳng qua chỉ là chốn dừng lại nghỉ ngơi khi mỏi chân.

-> Biến nhà tù thành nơi nghỉ ngơi

=> Phan Bội Châu không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, cảm thấy bản thân hoàn toàn cảm thấy tự do, thư thái.

Câu 2 (trang 147 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Đọc lại cặp câu 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3, 4:

Giọng điệu:

Hai câu dưới có giọng trầm ổn và thống thiết . Một nỗi đau đang cố nén lòng sau từng con chữ, dòng thơ.

Ý nghĩa lời tâm sự:

+ Cuộc đời chiến đấu của người chí lớn đầy những khó khăn và bất trắc như những vị "khách không nhà", cuộc sống không chỉ khó khăn về vật chất mà còn thiếu thốn cả tình cảm gia đình, tình thân ruột thịt

+ Người chiến sĩ còn là một kẻ tội đồ trong mắt bọn thực dân, bị truy đuổi bởi bè lũ tàn ác

=> Hai câu thơ càng khắc hoạ được tầm vóc lớn lao của người tù cách mạng

Câu 3 (trang 147 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5-6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện người anh hùng, hào kiệt.

Câu 5,6:

Bữa tay ôm chặt bồ kinh tế: khẩu khí của một người hiên ngang trong cuộc cách mạng của mình, dù có bị kịch ,thử thách, khó khăn vẫn luôn dang rộng vòng tay để trị nước, cứu đời. Một hoài bão thật lớn lao của người yêu nước.

Mở miệng cười tan cuộc oán thù: tiếng cười đầy ngạo nghễ trước những khủng bố, những thủ đoạn tàn nhẫn của kẻ thù, tiếng cười ấy đập tan những tội ác của bọn thực dân

* *Tác dụng của lối nói khoa trương:

+ Thể hiện được tầm vóc, khẩu khí và năng lực lớn lao của người tù cách mạng

+ Thể hiện được khát vọng kỳ vĩ và chân chính của người anh hùng

+ Tạo nên cảm xúc, sức hấp dẫn, ấn tượng cho người đọc.

Câu 4 (trang 147 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp”: -> Phép lặp-> Quan niệm sống của nhà yêu nước: chỉ cần còn sống thì còn đấu tranh, quyết tâm giải phóng dân tộc.

“Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” -> Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong đấu tranh. Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình . Thể thơ truyền thống, đã tạo nên hình tượng người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường, tư thế hiên ngang bất khuất. Thông qua ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí hào hùng, ý chí lớn lao có sức lôi cuốn. Tạo nên  vẻ đẹp và tư thế hiên ngang  của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngục tù.

Luyện tập

Ôn lại kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

- Thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

- Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ

- Có 5 vần thơ: gieo ở tiếng cuối các câu 1,2,4,6 và 8


Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn Văn 8 tập 1 trang 150

THỂ LOẠI:

Thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển

BỐ CỤC:

- Hai câu Đề: tư thế phóng khoáng, ngạo nghễ của người từ

- Hai câu Thực: sức mạnh phi thường của người tù

- Hai câu Luận: dạ chí son sắt, vững bên trong gian khó của người tù

- Hai câu Kết: lý tưởng anh hùng của người tù

PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT:

Biểu cảm kết hợp với tự sự

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Soạn Câu 1

Công việc: đập đá

Không gian: đất trời Côn Lôn ( ngoài Côn Đảo)

Tính chất công việc: khó khăn, nặng nhọc, tốn nhiều sức lực

Hoàn cảnh làm việc: thiếu thốn, chịu sự đày đọa của bọn lính nhà tù thực dân

Soạn Câu 2 

Bốn câu đầu:

Hai lớp nghĩa:

+ Lớp nghĩa thứ nhất: Thể hiện một cách chân thực công việc khổ sai của người tù nơi Côn Đảo

+ Lớp nghĩa thứ hai:

Khắc hoạ hình ảnh người tù với tầm vóc lớn lao, có khí thế mãnh liệt, bằng hành động quyết liệt và phi thường với sức mạnh thần kỳ đánh tan đá núi

** Giá trị nghệ thuật:

Nói quá

***Khẩu khí

Khẩu khí  vô cùng hiên ngang và lẫm liệt của người chiến sĩ yêu nước đầy anh hùng, dũng cảm, coi thường mọi thách thức

Soạn Câu 3 

4 câu cuối

Ý nghĩa:

+ Thời gian nơi đây đã tôi luyện người tù mạnh mẽ hơn " thân sành sỏi"

+ Nắng mưa, những khắc nghiệt, bất thường của thời tiết, những đày đọa của thực dân không làm mất đi ý chí, bản lĩnh, không làm vơi đi được những quyết tâm của người cách mạng, vẫn sắt son một lòng.

+ Đã mang thân nghiệp " vá trời" cứu nước, có chút giận nan thì sá gì, đó âu cũng chỉ là " việc cỏn con" mà thôi

=> Vẻ đẹp tinh thần của một chiến sĩ đầy lẫm liệt, oai phong.

***Cách bộc lộ cảm xúc:

Tạo sự đối lập trong câu từ, ý nghĩa

Gian nan >< sức bền

Khó khăn >< ý chí sắt son


Soạn bài Muốn làm thằng cuội Văn 8 tập 1 trang 156

Câu 1 (trang 156 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà lại có tâm trạng chán trần thế?

Tản Đà mang trong mình tâm trạng buồn chán vì nơi trần thế này không có chỗ nào vui cho con người. Tác giả gửi gắm tâm tư đến chị Hằng vì chị Hằng là mặt trăng. Trăng thu ánh sáng rọi, chiếu khắp thế gian, sẽ thấy được sự tầm thường. Nỗi buồn cộng hưởng: sự tồn đọng của đất nước của dân tộc, nỗi đau nhân sinh trước cảnh đời, nỗi cô đơn, thất vọng. Chỉ có trăng mới cảm nhận được nỗi lòng và cảm thông với tác giả. . Câu cảm thán, ngôn ngữ thân mật, đời thường thể hiện nỗi sầu da diết, buồn chán cuộc sống trần thế.

Câu 2 (trang 156 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ "ngông". Em hiểu "ngôn" nghĩa là gì?

Cái ngông của Tản Đà:

- Muốn làm thằng cuội, muốn xưng chị em với chị Hằng, muốn bầu bạn tri kỷ cùng với chị Hằng, cùng gió mây.

Cái ngông ấy xuất phát từ một thái độ chán ghét, không còn thiết tha gì cái xã hội nực cười này. Chất ngông trong thơ của Tản Đà được thể hiện qua từng câu chữ, từng cách gieo vần, giọng thơ như lời trách, tủi hờn của một đứa trẻ, chúng đang buồn chán, đang muốn phá phách, không chịu chơi ngoan với những thứ đồ chơi vốn có.

Mỗi khi buồn chúng ta thường luôn tìm những biện pháp giải tỏa mặc dù không phải ai cũng tìm được biện pháp tốt nhất cho mình. Nếu là một người bình thường có lẽ đã chẳng ai muốn bay lên trời cao bầu bạn với cung quế, cành đa. Cho thấy khát vọng của Tản Đà không chỉ là chốn chạy, xa lánh thực tại. Tác giả muốn được sống một cuộc sống đích thực với niềm vui mà cõi trần ông không bao giờ tìm thấy được. Nếu tìm được mục đích sống, tìm được một nơi mà ta có thể sống đúng với con người mình thì cần gì phải hờn dỗi, cần gì phải kiếm tìm nữa. Nhưng chỉ là khi tác giả buồn, mọi chuyện chỉ là chốc lát, đó lại là một cái ngông nữa của Tản Đà. Có phải chăng cái ngông này xuất phát từ nỗi buồn, nỗi tủi hờn nơi trần thế.

Câu 3 (trang 156 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?

“Tựa nhau trông xuống thế gian cười” là một hình ảnh bất ngờ và thú vị.

Cười thỏa nguyện ước mơ, cái cười hồn nhiên, sung sướng, hài long, cười cái thế gian này lố lăng, tầm thường, đua chen nhau tý danh lợi cỏn con. Đó là sự cười cợt, mỉa mai cuộc sống thế gian đầy rẫy những xấu xa, bẩn thỉu, đua chen danh lợi.

⇒ Tiếng cười là tiếng cười thỏa mãn ước mơ cuộc sống, cười mỉa mai khinh bỉ cõi trần là đỉnh cao cảm xúc lãng mạn và chất ngông của Tản Đà.

Câu 4 (trang 156 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?

Đó là cảm xúc lãng mạn: luôn mong muốn thoát ly khỏi trần thế, bộc lộ khát vọng riêng của cái tôi.

Ngôn ngữ giản dị đời thường, dùng những từ ngữ hiện đại, phép đối không hề câu nệ.

Khả năng tưởng tượng kì diệu

⇒ Tất cả đã tạo nên một bài thơ độc đáo thể hiện con người độc đáo của tác giả.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Nhận xét phép đối trong hai câu 3-4 và 5-6 của bài thơ.

Các cặp 3-4, 5-6 bắt buộc phải đối nhau:

- Câu 3-4 đối:

+ Hình ảnh: cung quế - cành đa

+ Hoạt động: ngồi – nhắc

+ Ý tứ: thăm dò- đề nghị

- Câu 5-6 chủ yếu là đối ý: bầu bạn-gió mây, tủi - vui

Câu 2 (trang 157 Ngữ Văn 8 Tập 1)

So sánh ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

So sánh

Tác phẩm

Qua đèo ngang

Muốn làm thằng cuội

Giọng điệu, ngôn ngữ Chuẩn mực, gần gũi nhưng vẫn trong khuôn phép, giọng điệu nhẹ nhàng Phóng khoáng, gần gũi hơn với ngôn ngữ thường nhật
Vần luật Tiêu chuẩn, chặt chẽ Vẫn trong vẫn luật nhưng có phần phóng khoáng phá cách hơn.

Soạn bài Hai chữ nước nhà Văn 8 tập 1 trang 162

Soạn Câu 1  

Bài thơ có giọng điệu trữ tình pha thống thiết, buồn thương.

Thể thơ song thất lục bát điêu luyện với tứ thơ, vần thơ kết hợp hài hòa vào tạo nên sự da diết. Mỗi câu, mỗi chữ đều thấm đượm từng nỗi niềm, những nghĩ suy, và cả nỗi  tự hào, thiết tha nơi tâm hồn tác giả. 

Soạn Câu 2 

Phần 1: nỗi lòng của cha trước cảnh trái ngang

Phần 2: nước nhà đau thương bị xâm phạm

Phần 3: lời trao gửi và dặn dò của người cha dành cho con.

Soạn Câu 3 ngắn gọn

Không gian: 

Nơi tận cùng của đất nước, biên giới xa xôi, heo hút: mây sầu, hổ thét, chim kêu, ải Bắc,...

Hoàn cảnh éo le:

Á Nam Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt giải sang Trung Quốc, con trai của ông là Nguyễn Trãi theo cùng để phụng dưỡng cha già nhưng đến biên ải ông khuyên Nguyễn Trãi trở về mà lo toan việc nước

Tâm trạng nhân vật: cả hai cha con đều xót xa, đau lòng khi phải chấp nhận chia ly người ruột thịt của mình, lại càng đau nỗi đau của đất nước, của dân tộc. Cảnh nước mất, nhà tan,..thật nghẹn lòng. Trong hoàn cảnh, tâm trạng ấy, lời khuyên của cha như một lời trăng trối cuối cùng. Đó cũng chính là điều khiến sự xúc động thêm mãnh liệt, mỗi lời đều tràn đầy sự thiêng liêng, đều dạt dào nỗi suy tư khiến người nghe phải dặn lòng mà khắc cốt ghi tâm.

Soạn Câu 4 

+ Tâm sự yêu nước của tác giả được thể hiện qua:

- Sự căm phẫn trước những tội ác giặc

- Niềm tự hào trước anh hùng, nhân kiệt và truyền thống tốt đẹp của đất nước mình

- Nỗi xót thương trước cảnh chia lìa, trước báo nỗi đau mà nhân dân Tổ quốc phải gồng mình gánh chịu

+ Sự gợi cảm:

- Viết bằng cảm xúc chân thành gợi được xúc động mạnh

- Kết hợp các yếu tố tự sự với biểu cảm và các biện pháp tu từ hiệu quả

- Giọng điệu thơ như một tiếng than thể hiện nỗi đau lớn gây rung động

- Là tiếng nói của muôn triệu tấm lòng của con người lúc bấy giờ

Soạn Câu 5 

Mục đích trong lời tâm sự về thế bất lực của người cha nhằm:

+ Nhằm kích thích động lực chiến đấu trong cơn

+ Kính thích ý chí gánh vác thấy cha trong cơn

+ Làm cho lời trao gửi của cha thêm sức nặng, khiến con phải nghĩ suy mà phấn đấu, mà cố gắng.

icon-date
Xuất bản : 23/08/2021 - Cập nhật : 15/09/2021