logo

Soạn bài: Sông nước Cà Mau (chi tiết)

Cà Mau được biết đến là điểm cực Nam của Đất nước, chắc hẳn nhiều em học sinh chưa từng đến đây đều rất tò mò với mảnh đất này, hãy cùng TOPLOIGIAI cùng tìm hiểu bài soạn văn lớp 6 Sông nước Cà Mau để xem nơi đây có gì thú vị nhé


Tóm tắt bài Sông nước Cà Mau

Soạn văn 6: Sông nước Cà Mau | Soạn văn lớp 6 chi tiết


Soạn bài Sông nước Cà Mau

1.Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả em hãy tìm bố cục của bài văn. Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả, vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả?

Soạn văn 6: Sông nước Cà Mau | Soạn văn lớp 6 chi tiết

- Bài văn miêu tả cảnh sông nước ở Cà Mau- miền cực Nam của Tổ quốc. Trình tự:

+ càng đổ dần vào hướng Cà Mau xung quanh đơn điệu màu xanh sắc lá, đi qua từng địa điểm cụ thể của Cà Mau, thuyền đi xuôi dòng sông Năm Căn hùng vĩ, rộng lớn, đến chợ Năm Căn. Đây là trình tự từ xa đến gần, càng gần phong cảnh càng được miêu tả chi tiết với các điểm độc đáo khác nhau.

- Bố cục của bài văn như sau:

+Đoạn 1:(từ đầu đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”): Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.

+ Đoạn 2 (tiếp theo đến” khói sóng ban mai”) : Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.

+ Đoạn 3 (còn lại) : cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động hơn.

-  Vị trí quan sát của người trên thuyền, đây là vị trí thuận lợi để tác giả miêu tả cảnh trước mắt mình khi thuyền di chuyển từ điểm này đến điểm khác vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

-Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, càng gần phong cảnh chi tiết càng đặc thù độc đáo.

2.Trong đoạn văn ( từ đầu đến lặng lẽ đơn điệu) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?

- Sông nước Cà Mau hiện lên với một không gian rộng lớn, với hệ thống sông ngòi chằng chịt được tác giả ví như “màng nhện”, tất cả đều  màu xanh, âm thanh rì rào bất tận. Nó choáng ngợp trước con mắt của tác giả “ru ngủ đi thính giác, càng làm mòn mỏi đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người

- Tác giả dung một số từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác kết hợp với cảm nhận bằng các giác quan đến miêu tả vùng sông nước Cà Mau:

+ Thị giác : màu xanh bao trùm

+ Thính  giác : tiếng gió, tiếng sóng …

⇒ Bằng thị giác, thính giác, cảm nhận tình tế của mình cùng với nghệ thuật tả cảnh đan xen kể, liệt kê tác giả đã khắc họa lên bức tranh sông nước Cà Mau rộng lớn, nguyên sơ, choáng ngợp, khơi thúc sự tò mò, thích thú của người đọc

3. Qua đoạn nói về cách đặt tên cho dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy?Những địa danh này gợi ra những đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?

- Nhận xét về các địa danh ấy: Không phải các cái tên mĩ miều, hoành tráng, các địa danh này được gọi tên  rất nôm na giản dị, nó theo đặc điểm riêng biệt mà tạo thành tên riêng. Tạo sự gần gũi, thân quen như những con người nơi đây vậy.

- Những địa danh này gợi ra các đặc điểm vùng sông nước Cà Mau rất riêng biệt khác lạ so với các vùng đất khác: những cây mái dầm, những đám mây bọ mắt, nơi tập trung con ba khía,...

4. Đọc kĩ lại đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ “ thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh “ đến “ sương mù và khói sóng ban mai” :

a, Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn và hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.

- Dòng sông: con sông rộng hơn ngàn thước; nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, giữa những đầu sóng trắng...

- Rừng đước: dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận; ngọn bằng tăm tắp, đắp từng bậc màu xanh mạ xanh rêu, xanh chai lọ

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

    + Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

    + Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

    + Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

    + Xuôi về: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c.Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả?

-Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

-Cách miêu tả của các giả gợi cho chúng ta rất rõ màu xanh của rừng đước, những lớp cây từ non tới già của rừng cây.

5. Những chi tiết, hình ảnh nào của chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?

- Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:

- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: Cũng giống như các chợ bên Vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhau, rồi gỗ chất thành đống nhưng Năm Căn mang trên mình nét độc đáo, lạ lùng riêng; nó có nhiều bến, nhiều lò than hầm gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông, bán nhiều thứ  và có nhiều dân tộc khác nhau.

6. Qua bài văn, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau, cực Nam của tổ quốc?

Phải là một người am hiểu và có tấm lòng yêu con người yêu thiên nhiên cùng với tài năng trong việc sử dụng từ ngữ tinh tế, gợi cảm tác giả tạo nên một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn về vùng sông nước Cà Mau. Qua đó, khiến người đọc thấy được thiên nhiên hoang sơ mà tươi đẹp lại vô cùng hấp dẫn của vùng đất Cà Mau. Khiến ta yêu thêm Tổ quốc, khơi dậy sự tìm tòi học hỏi của người đọc. Cà Mau từ lâu đã là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc


Xem thêm các bản Soạn bài Sông nước Cà Mau khác:


LUYỆN TẬP

1. Trình bày cảm nhận của em qua bài Sông nước Cà Mau bằng một đoạn văn:

Bài mẫu 1

Dưới ngòi bút của nhà văn Đoàn Giỏi. Sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cà Mau- vùng đất cuối cùng của tổ quốc là một vùng đất bằng phẳng với rất nhiều kênh rạch và những khu rừng ngập mặn trải dài, bao trùm cả một vùng rộng lớn, tác giả đã miêu tả cả nơi đây với sự hòa quyện của màu xanh cỏ cây, hoa là cùng rừng ngập mặn, màu xanh trong của làn nước dưới mạn thuyền trên sông… Mọi thứ ở đây thật mộc mạc, giản dị thể hiện từ con người đến cảnh vật, từ tên đất đến tên sông, tên rạch. Cái dòng sông Năm Căn này được gọi như vậy vì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ có độc một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng lên. Ấn tượng trong con mắt người đọc qua đoạn trích phải nói đến sự độc đáo của chợ Năm Căn dưới ngòi bút của tác giả. Nơi đây vô cùng phong phú về hàng hóa, về các món ăn dân tộc, còn là nơi tập chung đông đảo các dân tộc Việt, Hoa, Miên,… họ cùng nhau sống đoàn kết. Sắc màu sông nước Cà Mau hiện lên bằng màu sắc từ giọng nói khác nhau, từ những bộ trang phục  truyền thống của các dân tộc khác nhau tụ họp nơi đây. Mỗi cái cây, mỗi con người, mỗi chiếc thuyền nơi đây tạo nên bức tranh Cà Mau đặc biệt, vẻ đẹp chỉ có ở Tổ quốc Việt Nam. Đoàn Giỏi đã cho ta một chuyến du lịch Cà Mau qua từng nét bút của ông, cảm nhận vô cùng rõ nét và chân thật khiến người đọc không khỏi thích thú, mong muốn đến đây tận mắt chứng kiến vẻ đẹp tuyệt vời này.

Bài mẫu 2

Soạn văn 6: Sông nước Cà Mau | Soạn văn lớp 6 chi tiết

2. Kể tên một vài con sông ở quê hương, địa phương em và giới thiệu vắn tắt về chúng.

Quê hương em có con Sông Hồng. Buổi sáng thì phẳng lặng thấp thoáng trong sương vào mùa thu Hà Nội. Hai bên bờ có bãi mía bờ dâu, vườn cây của bà con. Người dân chài tấp nập thuyền bè ngược xuôi. Buổi chiều, dưới ánh hoàng hôn, dòng sông càng thêm thơ mộng, thấp thoáng bóng những cây cầu cũ kỹ từ những năm 80 vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Phong cảnh rất hữu tĩnh , thơ mộng một cách riêng của Hà Nội mà không đâu có được.

Tham khảo các bài viết liên quan đến bài Sông nước Cà Mau:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác