logo

Soạn bài: Ôn tập truyện và kí (chi tiết)


Soạn văn 6: Ôn tập truyện và kí

Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

STT

Tên tác phẩm

Tác giả

Thể loại

Tóm tắt nội dung

1

Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Truyện ngắn

Dế Mèn mang một thân hình săn chắc, đáng mơ ước của tuổi trẻ nhưng tính nết còn nóng vội, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn đã hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

2

Sông nước Cà Mau (Đất rừng Phương Nam)

Đoàn Giỏi

Truyện ngắn

Cảnh sông nước Cà Mau với vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ , đầy sức sống hoang dã. Hình ảnh chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Tài năng và tình cảm trong sáng hồn nhiên, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

4

Vượt thác (Quê Nội)

Võ Quảng

Truyện ngắn

Cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ kỳ vĩ và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên.

5

Buổi học cuối cùng

An-phông-xơ Đô-đê

Truyện ngắn

Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của người dân An –dát. VÀ qua hình ảnh thầy Ha  -men để thể hiện lòng yêu nước trong biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”

 

6

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp sự quan sát tính tế, và cách sử dụng ngôn từ của tác giả

7

Cây Tre Việt Nam

Thép Mới

Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre mang vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất cao đẹp. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam

8

Lòng yêu nước (Báo thử lửa)

I-li-a Ê-ren-bua

Tùy bút chính luận

Tinh thần yêu nước nồng nàn, của những người dân Xô Viết hay của chính tác giả trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Thể hiện chân lý: “lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất,...Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”

9

Lao xao

Duy Khánh

Hồi ký tự truyện

Tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê

Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Thể loại

Cốt truyện

Nhân vật

Nhân vật kể chuyện

Dế Mèn phiêu lưu kí

Truyện

x

x

x

Sông nước Cà Mau

Truyện

x

x

x

Bức tranh của em gái tôi

Truyện ngắn

x

x

x

Vượt thác

Truyện

x

x

x

Buổi học cuối cùng

Truyện ngắn

x

x

x

Cô Tô

x

Cây tre

x

x

Lòng yêu nước

Tùy bút chính luận

Lao xao

Hồi kí tự truyện

x

Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Những cảm nhận của em về đất nước, con người, cuộc sống sau khi học xong những tác phẩm truyện, kí trên :

- Thấy được vẻ đẹp hùng vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên đất nước và cuộc sống của người dân lao động ngang tầm với thiên nhiên từ Cô Tô, hay Vượt Thác...

- Thấy được tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của các dân tộc trên thế giới không chỉ ở Việt Nam. Và rút ra được nhiều chân lý như tình yêu nước bắt đầu từ những tình yêu nhỏ nhất đó là tình yêu làng xóm , yêu nhà...

Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Cảm nghĩ về một nhân vật em yêu thích trong các tác phẩm đã học:

     Thầy Ha – men là nhân vật luôn để lại ấn tượng sâu sắc nhất đổi với tôi. Trong buổi học cuối cùng hình ảnh người thầy hiện lên là người yêu nước sâu sắc nhưng quan trọng hơn là thầy và dân làng An – đát đang sống trong những phút giây cuối cùng của buổi học tiếng Pháp. Hình ảnh thầy nghẹn ngào lúc cuối buổi viết lên dòng chữ “Nước Pháp muôn năm” luôn hiện lên trong tâm trí tôi sau buổi học. Tôi cảm thấy như chính bản thân mình đang trong buổi học đấy, đang được nhìn thấy hình ảnh thầy giảng bài, và trong lòng như đang sôi sục ý chí muốn giành lại đất nước. Phải là một người thầy từ tận đáy lòng mình luôn có tình yêu tha thiết với quê hương đất nước mới khiến người đọc đồng cảm và hòa chung được tiếng lòng với tình yêu đất nước của thầy. Qua đó, mỗi chúng ta lại thấy yêu hơn tiếng nói của mình, yêu hơn quê  hương, đất nước mình.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 28 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác