logo

Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian (chi tiết)


Soạn văn 6: Ôn tập truyện dân gian


I. TRUYỀN THUYẾT

- Loại truyện dân gian kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử.

- Thường có yếu tố hoang đường kì ảo

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử


II. TRUYỆN CỔ TÍCH

- Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật ( bất hạnh, dũng sĩ, thông mình, mồ côi…)

- Sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo

- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào cuộc sống công bằng hơn.


III. TRUYỆN NGỤ NGÔN

- Loại truyện kể bằng văn vần, văn xuôi, mượn đồ vật, loài vật nói về con người.

- Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học về cuộc sống.


IV. TRUYỆN CƯỜI

- Loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

- Mỉa mai châm biếm hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 6 tập 1) 

Đọc lại truyện dân gian

Truyện truyền thuyết

Truyện cổ tích

Truyện ngụ ngôn

Truyện cười

Con rồng cháu tiên

Sọ Dừa

Ếch ngồi đáy giếng

Treo biển

Bánh chưng bánh dày

Thạch Sanh

Thầy bói xem voi

Lợn cưới áo mới

Thánh Gióng

Em bé thông minh

Đeo nhạc cho mèo

 

Sơn Tinh Thủy Tinh

Cây bút thần

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

 

Sự tích Hồ Gươm

Ông lão đánh cá và con cá vàng

 

 

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

- Truyện cổ tích: Ba lưỡi rìu, Cô hát đào với học trò nghèo, Cây tre trăm đốt, Cậu bé Chu Tích, Tấm Cám. Lọ lem, Cô bé quàng khăn đỏ…

- Truyện truyền thuyết: Sự tích vú sữa. Sự tích trầu cau

- Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo

- Truyện cười: Lợn cưới áo mới

Câu 4 (trang 135 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Những đặc điểm của truyện cổ tích trong truyện Sọ Dừa:

- Nhân vật: Là kiểu nhân vật bất hạnh- mang lốt xấu xí

- Các chi tiết kì ảo:

     + Sọ Dừa chui ra khỏi lốt, thổi sáo cho đàn bò nghe

     + Vợ của Sọ Dừa sau khi bị cá kình nuốt lấy dao rạch bụng cá

     + Con gà biết nói tiếng người

- Truyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, ước mơ về một xã hội văn minh, công bằng hơn.

Câu 5 (Trang 135 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Đối sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:

- Giống nhau: đều thuộc văn học dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

Khác nhau:

     + Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân với những nhân vật đó (có thể tin được khi sử dụng sự thật lịch sử)

     + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội

So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười

- Giống: đều được xây dựng nhằm tạo ra tiếng cười, có tính giáo dục

- Khác:

     + Truyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện về loài vật để răn dạy con người lối sống, đạo đức…

     + Truyện cười: Tạo ra tiếng cười mỉa mai, giải trí nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 13 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác