logo

Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (chi tiết)


Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (chi tiết)


Phần trắc nghiệm: (sgk trang 217)

1. C

4. C

7. D

10. B

 

2. C

5. B

8. B

11. D

3. A

6. B

9. C

12.D

 


Phần tự luận:

Đề 1:

1. Tuyên ngôn độc lập ra đời trong những ngày đầu của nước Việt Nam mới, khai sinh ra đất nước ta, được Bác Hồ soạn thảo và công khai trước quốc dân đồng bào trong sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Trong lúc đó, tình thế nước ta ngàn cân treo sợi tóc, thù trong giặc ngoài vô cùng khó khăn.

2. Nghệ thuật lập luận của Bác được thể hiện thông qua 3 luận điểm vô cùng đanh thép:

Thứ nhất là cơ sở pháp lí: trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1791) trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa:

   - Tạo điểm tựa vững chắc cho bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

   - Thể hiện chiến thuật chiến đấu vừa khôn khéo, vừa kiên quyết của Hồ Chí Minh

          + Khôn khéo: thể hiện thái độ trân trọng những tư tưởng bất hủ của Pháp và Mĩ.

          + Kiên quyết: Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở người Pháp và người Mĩ đừng phản bội lại tổ tiên của mình. Cha ông của họ đã đề ra các quyền tự do và bình đẳng, nhưng con cháu của họ đã đi cướp quyền tự do bình đẳng của các dân tộc khác. Đây chính là chiến thuật gậy ông đập lưng ông, dùng khóa địch để khóa miệng địch nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lược của Pháp, Mĩ.

  - Hồ Chí Minh muốn khẳng định vị thế của Việt Nam trong trường quốc tế. Dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng có thể sánh ngang với Pháp và Mĩ. Pháp, Mĩ có tuyên ngôn thì Việt Nam cũng có tuyên ngôn của riêng mình.

=> Qua đó, Hồ Chí Minh đã xác lập được cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn độc lập. Người đã khẳng định được lập trường chính nghĩa của dân tộc cũng như cuộc đấu tranh cách mạng của Việt Nam là hoàn toàn chính đáng.

Thứ hai là cơ sở thực tế: Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn, tác giả đã khẳng định quyền độc lâp, tự do của Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế:

* Tố cáo tội ác của kẻ thù:

- Chính trị:

          + Không cho nhân dân một chút tự do dân chủ nào.

          + Thi hành những luật pháp dã man.

          + Lập ra 3 chế độ khác nhau để ngăn chặn thống nhất dân tộc.

          + Lập nhà tù nhiều hơn trường học.

          + Thẳng tay chém giết những người yêu nước.

          + Thi hành chính sách ngu dân.

- Kinh tế:

          + Bóc lột nhân dân đến xương tủy

          + Cướp ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

          + Giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng nhập cảng.

          + Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.

          + Không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên, bóc lột công nhân một cách vô cùng tàn nhẫn.

- Quân sự:

          + Khi Nhật đến xâm lược, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng để nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng xiềng xích Pháp và Nhật, gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

          + Thực dân Pháp không bảo hộ nước ta mà trong 5 năm còn hai lần bán nước ta cho Nhật.

          + Thẳng tay khủng bố Việt Minh, đến khi thua chạy còn giết nốt số tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng.

=> Bằng những bằng chứng cụ thể, xác thực, Hồ Chí Minh đã làm hiển hiện bản chất hèn hạ, phản bội và tráo trở của thực dân Pháp.

* Khái quát lại cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta

- Nêu lên một sự thật lịch sử: thực dân Pháp đã bán nước ta cho Nhật. Và từ mùa thu năm 1940 nước ta trở thành thuộc địa của Nhật. Chúng ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp

-> Khẳng định công lao to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xoa dịu mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.

- Tóm tắt lại những thành tựu to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

          + Khi Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân cả nước đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

          + Đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm, đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ để lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

-> Khẳng định dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập.

Cuối cùng là lời tuyên ngôn.

Đề 2:

1. Bài thơ Tây tiến:

Bài thơ có bố cục 4 phần, tương ứng với mỗi đoạn thơ là một phần. Cụ thể như sau:

Đoạn 1: Nhà thơ thể hiện trực tiếp nối nhớ chiến trường, nỗi nhớ về một miền đất vừa có chiến tranh ác liệt, nhưng cũng có những lúc hết sức trữ tình, nên thơ.

Đoạn 2: Nỗi nhớ của nhà thơ về một đêm hội liên hoan giữa quân và dân tại vùng biên giới Việt Lào.

Đoạn 3: Bức chân dung tự họa về người lính tây tiến, vừa hào hùng mà cũng rất mực tài hoa và một cái chết đầy bi tráng.

Đoạn 4: Nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đỏ lửa.

Các đoạn được liên kết với nhau bởi mạch ngầm về nỗi nhớ của nhà thơ trước cảnh và người.

Quang Dũng sử dụng bút pháp lãng mạn để viết nên tác phẩm của mình. Cảm hứng lãng mạn đã chi phối cách nhìn của Quang Dũng, nó khiến nhà thơ viết nên những vần thơ đầy hào hùng mà cũng rất mực tài hoa.

Người lính tây tiến hiện lên trong tác phẩm với những dấu ấn nổi bật sau:

- Họ đều là những người con của thủ đô, là những ngưởi trẻ tuổi còn đang ngôi trên giảng đường đại học, nên cuộc chiến đối với họ còn mang đầy màu hồng của những ước mơ và lí tưởng.

- Người lính mang vẻ đẹp bi tráng, với những khó khăn gian lao vất vả mà họ phải chịu đựng trên bước đường hành quân. Thiên nhiên tây bắc càng khắc nghiệt càng làm nổi bật thêm vẻ đẹp bi tráng của những người lính. Tuy khó khăn vất vả, nhưng người lính không một lần từ bỏ, sẵn sàng đối diện với hiểm nguy, chết choc.

- Người lính tây tiến cũng mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. Những người lính lúc nào cũng bồi hồi nỗi nhớ quê hương, luôn khát khao chiến thắng để có thể trở về thủ đô yêu dấu.

2. Đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống

a. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.

b. Thân bài:

- Giải thích:

+ Đồng cảm là biết sẻ chia, rung cảm trước những nỗi buồn vui của người khác, biết suy nghĩ, đặt mình vào vị trí của người khác để có cách cư xử phù hợp.

+ Sẻ chia là cùng nhau san sẻ những nỗi niềm của cuộc sống, không chỉ khi vui vẻ hạnh phúc mà còn cả những lúc khó khăn, hoạn nạn.

- Bình luận:

+ Bởi vì cuộc sống con người sẽ luôn gặp phải những khó khăn, thử thách, kể cả những thất bại, và rất cần được sẻ chia, đồng cảm.

+ Không ai có thể sống một mình nên các mối quan hệ, sẻ chia với mọi người xung quanh là một việc làm cần thiết.

+ Biết sẻ chia, đồng cảm sẽ làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

+ Việc sẻ chia có thể đến từ những việc làm hết sức nhỏ bé, bình dị.

Phê phán những người sống dửng dưng, vô cảm, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

- Bài học nhận thức:

+ Biết sống sẻ chia, gắn bó yêu thương với mọi người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác