logo

Soạn bài: Xin lập khoa luật (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Xin lập khoa luật sgk Ngữ văn 11 để hiểu hơn về vai trò to lớn của luật lệ trong đời sống và sự cần thiết phải lập khoa luật để rèn kỉ cương, ổn định trật trự xã hội. Ngoài ra chúng ta còn học hỏi thêm cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén đầy sức thuyết phục của tác giả Nguyễn Trường Tộ


Bố cục bài Xin lập khoa luật 

Soạn văn 11: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)

- Phần 1 (từ đầu … quốc dân giết): Nói về trách nhiệm, vai trò của luật pháp trong xã hội

- Phần 2 (tiếp … chất phác): luật pháp với Nho giáo, văn chương có quan hệ lẫn nhau

- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ luật pháp với đạo đức


Soạn bài: Xin lập khoa luật

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Theo Nguyễn Trường Tộ thì Luật bao gồm các lĩnh vực: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh

- Nguyễn Trường Tộ đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây bằng cách nêu trường hợp được thăng chức chứ không bị phiếm truất khi tuân theo luật: "ở các nước phương Tây, phạt những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị phiếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc" → tác giả đa đặt luật ở một mức độ cao, tôn trọng và nâng tầm những người hiểu luật, biết dùng luật vào chính sự quốc gia, "Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật"

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nguyễn Trường Tộ cũng đưa ra quan điểm của mình về thái độ nên có của con dân trong nước, của vua quan trong triều đối với luật pháp – thái độ nghiêm túc: “Bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước”,

- Tại sao ông có chủ trương như vậy? Vì các lĩnh vực của luật là kỉ cương, uy quyền, chính lệnh đều có mục đích chung góp phần giữ vững sự tồn tại của đất nước, luật là những điều lệ đi đến mọi ngóc ngách của xã hội và chính sự, bao trùm lên tất cả. Nếu đất nước thiếu luật, hay ít hơn là người dân người quan không hiểu không biết áp luật thì kỉ cương vững vàng làm sao cho vừa, uy quyền đâu còn tôn nghiêm, chính lệnh ban ra có ai phục tùng.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nho học truyền thống từng thấm sâu trong suy nghĩ từng người trí thức, thậm chí những người không biết chữ. Tuy vậy tác giả cho rằng Nho học truyền thống không tôn trọng pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu một số lý do dưới đây:

+ Nho học đề cao lễ nghĩa đạo đức, lấy đó làm chuẩn mực chung, làm lẽ sống còn của con người, nhưng Nguyễn Trường Tộ vẫn tin rằng trung hiếu mới chính là cái gốc của đạo làm người.

+ Những người đi học, có học chữ, có học đạo nhưng nhiều người vẫn hỏi nhau một lời có thựuc hiện được hay không? Ấy là lối học xưa cũ chỉ chăm chăm vào sách vở vào giấy suông mà ai làm theo cũng không biết, không làm theo không bị phạt mà có làm cũng không có thưởng. Đó là một hạn chế của đạo Nho

+ Đấy thế cho nên, học nhiều học ít cũng chỉ là biết vào đầu, mà có khi còn biết sai, người ta có làm theo đâu mà đòi sửa đổi được tâm tính, bản chất tàn bạo và những lỗi lầm

- Luật mang tầm ảnh hưởng lớn đến các quyết định quốc gia, vua chúa là người đứng đầu lãnh đạo đất nước thì càng phải học luật, càng phải hiểu luật. Các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước một phần nhờ hiểu lòng dân, hiểu đạo dân, nhưng tựu chung 1 điều rất quan trọng là đều hiểu luật. Sách hay sách ngẫm thì trị dân vẫn cần cái đầu lạnh: tức là hiểu luật ấy.

Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Chẳng bao giờ người ta có thể tách luật pháp ra khỏi mối quan hệ với đạo đức.

- "Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lõi công bằng trong luật mà xử thì mọi quyền pháp trong luật đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không?...".

- Như thế, theo Nguyễn Trường Tộ, đạo đức được dung dưỡng sẽ ý thức được việc thực hiện pháp luật đúng đắn, nhắc nhở lương tâm người ta về lẽ sống về cái nên có để hiểu luật, luật là phải đúng đắn, phải công bằng thì đạo đức sẽ có lý do duy trì.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nho gia từ xưa đã thấm nhuần trong tư tưởng con người, tác giả nhắc đến quan niệm đạo Nho về đạo đức để cho thấy luật pháp đã có một vị trí quan trọng trong lòng người đi học: “Từ tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”

+ Tam cương ngũ thường – cái luật len sâu vào từng gia đình, từng mặt của xã hội phong kiến, đó được coi là cái rễ nhằm giữ vững kỉ cương đất nước.

+ Đạo Nho thiên về đức, mà tác giả cho rằng luật có thực tiễn mới thực sự có tác dụng, vì thế ông phê phán tính chất vô tích sự, nói suông của đạo Nho

+ Vì thế mỗi người cần hiểu luật, sống áp dụng luật đúng đắn.

- Tác giả trích dẫn lời nói của Khổng Tử - ông tổ đạo nho xưa –bởi chính Khổng Tử nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo

→ nghệ thuật biện luận trong đoạn trích được sử dụng trong trường hợp này là “gậy ông đập lưng ông”, nó sẽ tác động trực tiếp mạnh mẽ vào tâm lý người đọc.


Tổng kết bài Xin lập khoa luật

Soạn văn 11: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác