logo

Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài để thấy được tài năng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong việc tạo ra những tình huống, mâu thuẫn kịch tính cho vở kịch và cách giải quyết các mâu thuẫn đó 


Khái quát tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

Soạn văn 11: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)


Tóm tắt:

Đây là một bi kịch về khát vọng nghệ thuật cao đẹp mâu thuẫn với thực tế lợi ích nhân dân. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, vì tài năng như thế nên tên hôn quân Lê Tương Dực không buông tha ông khi hắn có kế hoạch xây dựng một nơi hưởng lạc đầy xa hoa như Cửu Trùng Đài. Ở hồi (I), Vũ Như Tô biết và rất hiểu nỗi lòng nhân dân khốn khó, ông không chấp nhận xây dựng một công trình tốn kém đầu tư vào sự hưởng lạc bê tha của vua quan, Vũ Như Tô kiên quyết từ chối xây đài và còn chửi mắng tên hôn quân.

Ở hồi (II, III, IV), cung nữ Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của tên hôn quân, coi việc xây đài là một việc vĩ đại, cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Bị khuất phục trước lời khuyên của Đan Thiềm, Vũ Như Tô chấp nhận xây Cửu Trùng Đài, ông xây nó vì khát vọng nghệ thuật to lớn trong ông, ông dồn hết tâm trí xây toà đài sao cho thật hùng vĩ. Nhưng ông không thức tỉnh được rằng, ông đã vô tình gây nên cảnh thuế nặng khốn khó đời sống nhân dân, thợ giỏi thì bị tróc nã, người nào chống đối thì càng khốn khó. Bị bức ép đến đường cùng, nhiều thợ chết vì tai nạn, thuế nặng dân không đóng được, họ trở nên thù oán đất nước, thù oán người cầm đầu, thù oán cả người vẽ nên bản thảo xây dựng chốn xa hoa cho vua.

Đến chương V, tình hình ấy dẫn đến cao trào kịch và cái kết khó trả lời. Quận công Trịnh Duy Sản – thành phần tạo phản lợi dụng tình hình để dấy binh, lôi kéo thợ và dân làm phản, giết hôn quân, giết kiến trúc sư, đốt Cửu Trùng Đài.


Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Các mâu thuẫn cơ bản được thể hiện trong hồi V của vở kịch có 2 mâu thuẫn cơ bản:

- Chế độ phong kiến Lê Tương Dực ><cảnh cơ cực vì sưu cao thuế nặng trong đời sốngnhân dân

- Nhân dân (đại diện cho cuộc sống)>< người nghệ sĩ cống hiến hết mình cho nghệ thuật

Người nghệ sĩ (Vũ Như Tô) tích cực xây dựng với khát vọng có một tác phẩm to lớn, 1 tác phẩm nghệ thuật như Cửu trùng ><nhân dân là người chịu khổ,đóng thuế nặng, đói ăn để xây dựng nên tác phẩm không dành cho họ

Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

∗Nhân vật Vũ Như Tô

a. Tính cách

- Người nghệ sĩ luôn có khát khao sáng tạo cái đẹp, một người có tài năng thiên bẩm, ngàn năm có một

- Mang trong mình mộthoài bão lớn, lí tưởng nghệ thuật cao cả

- Tư tưởng nghệ thuật vị nghệ thuật, quá đắm say trong đam mê sáng tạo sa đà cố chấp bỏ qua tính thực tế

b. Tâm trạng

- Tâm trạng đầy căng thẳng khi ông phải tự xoay vần trí não quanh câu hỏi: Xây Cửu Trùng Đài liệu có đúng không? Là công hay tội?

- Cửu Trùng Đài giống như tâm huyết cả đời mà ông dành trọn, đó là đứa con tinh thần mà ông muốn giữ mãi, vì thế khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông đau đớn, vô cùng bàng hoàng thất vọng, xót xa. Một con người hết lòng hết sức vì nghệ thuật như Vũ Như Tô ấy chính làngười đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà đánh giá, mà xót xa cho tác phẩm đầy công sức của mình trên thành lũy đốt nhà của nhân dân phía dưới.

∗Nhân vật Đam Thiềm

a. Tính cách:

Việc Đan Thiềm khuyên bảo Vũ Như Tô, bảo vệ người nghệ sĩ đã cho thấy đó là một con người yêu nghệ thuật, tôn thờ cái tài (có phần nào giống viên quan cai ngục trong Chữ người tử tù). Tuy nhiên, không phải người quá chìm đắm, Đan Thiềm nhận ra, thức tỉnh được mình trước sự thật phũ phàng đang gào thét bên dưới từ ngọn đuốc nhân dân, từ sự cơ cực khốn khó của người dân.

b. Tâm trạng.

- Tuy không phải người làm nên kiệt tác Cửu Trùng Đài nhưng Đan Thiềm cũng là người dành rất nhiều tình cảm và kỳ vọng cho giấc mộng Cửu Trùng Đài giống như Vũ Như Tô, vì thế không khỏi đau đớn khi nhìn những sự sụp đổ của giấc mộng ấy trước hiện thực.

- Không chỉ đau đớn khi giấc mộng về nghệ thuật bị phá hủy, Đan Thiềm còn đau đớn không thể khuyên bảo và cứu được niềm tin trong người nghệ sĩ Vũ Như Tô. Chính Đan Thiềm là người chứng kiến mọi cảnh tượng từ ngọn lửa bùng trên tòa Cửu Trùng, cho đến cái chết của người tài hoa mà cô ngưỡng mộ.

→Đan Thiềm tuy rằng hiểu cuộc sống hơn Vũ Như Tô, cô là tri kỉ của Vũ Như Tô, cuối cùng vẫn lâm vào bi kịch tinh thần.

Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Mâu thuẫn của vở kịch dâng lên cao trào khi nó bị dồn nén quá mức, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý muôn đời – nghệ thuật là cái đẹp, nghệ thuật vị nghệ thuậtvà sự khốn khó trong đời sống nhân dân khi không có chút lợi nào trước sự thành công của tác phẩm nghệ thuật to lớn này. Mâu thuẫn này vẫn chưa có lời giải xác đáng bởi tác giả chưa giải quyết dứt khoát:

+ Vũ Như Tô – người nghệ sĩ mang khát vọng nghệ thuật chính đáng, nhưng nó chỉ hoàn toàn chính đáng khi biên độ của nó không vượt quá thực tại, thực tại của nó chính là đời sống nhân dân khốn khó.

+ Vũ Như Tô là nhân vật tài năng nhưng tài năng dễ dàng đi kèm với bi kịch khi quá đam mê, khát vọng, khi sự ham mê ấy biến tấu trong suy nghĩ và hành động

• mãi cho đến lúc lâm nguy ông vẫn chưa thể thức tỉnh chính suy nghĩ của mình, ông luôn cho rằng việc xây đài là đúng đắn, song ông cứ cố chấp tìm cách cứu vãn công trình của mình, ông giữ hy vọng có thể thuyết phục được kẻ cầm đầu những kẻ nổi loạn.

• Cái gì cũng có cái giá của nó, Vũ Như Tô thức tỉnh được thực tế cũng là lúc tâm lý của ông nhận ra sự tàn nhẫn, để có được sự thức tỉnh muộn màng ấy, Đan Thiềm đã bị bắt, Cửu Trùng Đài đã bị đốt, và ông là kẻ đau đớn kinh hoàng nhất.

- Kết thúc tấn kịch, có những câu hỏi được đặt ra mà chưa có hồi đáp: công hay tội gán ghép vào Vũ Như Tô, nghệ thuật có nên vị nghệ thuật hay không? Vũ Như Tô có đúng?

- Chính tác giả - người viết nên bi kịch này mang nỗi niềm chung như người ngưỡng mộ khâm phục cái đẹp cái tài : cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm

Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đặc sắc nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua các nhân vật, diễn biến nội tâm, tâm trạng, tính cách, mâu thuẫn, ngôn ngữ:

- Khắc họa hình tượng nhân vật rõ ràng, có tính cách nhất quán

- Tính cách và diễn biến tâm trạng nhân vật: Đam Thiềm, Vũ Như Tô đã được chú ý sâu, đó mới là các yếu tố lý giải cho mâu thuẫn và bi kịch xảy đến.

- Xây dựng mâu thuẫn kịch và đặt ra những câu hỏi khiến người đọc người xem suy ngẫm

- Ngôn ngữ thể hiện được tính cách và tâm trạng nhân vật rõ nét, tính tổng hợp cao dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để thể hiện tâm trạng, tính cách, dẫn dắt đưa xung đột kịch đến cao trào


Luyện tập

- Lời tựa cứ như lời than vãn về cái chết Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã công khai, thành thực bày tỏ nỗi băn khoăn sau cái chết của người lưu giữ nghệ thuật: Lẽ phải thuộc về ai? Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải? Câu hỏi mà tác giả đặt ra đến chính tác giả cũng không có lời giải xác đáng, có chăng Nguyễn Huy Tưởng cũng yêu và muốn xây dựng một cơ đồ nghệ thuật vĩ đại như Vũ Như Tô, nhưng day dứt biết thế nào là đúng là sai, như Đan Thiềm vậy? Bởi thế ông mới thú nhận rằng “ta chẳng biết” (phủ định hay khẳng định?). Tác giả chưa có lời giải, ông hiểu rằng Vũ Như Tô chẳng đúng, mà cũng chẳng sai, đúng vì khát vọng nghệ thuật chân chính, sai vì nó đặt nhầm chỗ.

- Để giải quyết ổn thỏa thì hẳn mâu thuẫn này phải đứng tựa vào sự thức tỉnh của nhân dân. Hoặc một lựa chọn khác là chính người nghệ sĩ Vũ Như Tô phải thức tỉnh chính mình..


Tổng kết tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Soạn văn 11: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác